09/02/2022 05:28
Nhằm khắc phục tình trạng này, tỉnh tập trung các giải pháp nâng cao thương hiệu trái cây bằng các hình thức như xây dựng bộ nhãn hiệu, thương hiệu trái cây; tăng cường xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất mở rộng thị trường tạo cơ hội cho nhà vườn tiếp cận doanh nghiệp, hướng tới thị trường xuất khẩu.
Kỹ thuật rải vụ để kéo dài thời gian thu hoạch
Diện tích cây ăn trái trên địa bàn tỉnh hiện có 18.193ha, chiếm 42,58% tổng diện tích cây lâu năm hiện có, so với cùng kỳ tăng 152,33ha, trong đó diện tích trồng mới năm 2021 đạt 671,52ha. Trong những ngày giáp Tết, chúng tôi về ấp Từ Ô, nơi có diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng bưởi da xanh nhiều nhất của xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần.
Theo ông Trần Quốc Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Hòa, những năm gần đây, ngoài diện tích đất trồng lúa 03 vụ/năm, cây dừa được xem là cây trồng chủ lực của người dân trong xã với lợi thế nhẹ công chăm sóc, thu nhập ổn định hàng tháng, nên người dân không ngừng mở rộng diện tích dừa lên đến 750ha, thu nhập bình quân 05 - 10 triệu đồng/tháng/ha tùy theo thời điểm giá. Thời gian gần đây, nông dân mạnh dạn phá bỏ vườn tạp chuyển sang trồng 70ha bưởi da xanh nhằm cải tạo đất, tăng thêm thu nhập. Năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha/năm, cao gấp 03 - 04 lần so với cây lúa.
04 năm trước, nông dân Huỳnh Văn Cảnh, ấp Từ Ô đã chuyển đổi 2.000m2 đất lúa sang trồng bưởi da xanh và hiện đang cho trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đầu năm 2021, ông tiếp tục lên liếp chuyển 01ha đất lúa sang trồng bưởi da xanh. Ông Cảnh cho biết: những năm trước bưởi dao động từ 25.000 - 35.000 đồng/kg, thời điểm Tết tăng lên 60.000 đồng/kg, thu nhập bình quân 100 - 150 triệu đồng/ha. Năm 2021, do dịch bệnh Covid-19 nên giá bưởi giảm mạnh, có thời điểm còn 15.000 đồng/kg. Hiện 01ha bưởi mới trồng phát triển 08 tháng tuổi, mỗi liếp bưởi ông trồng xen ổi ru bi, ớt chỉ thiên và dừa với mục đích lấy ngắn nuôi dài. Ổi hiện đang ra hoa chuẩn bị đậu trái, còn 2.000m2 ớt chỉ thiên đang thu hoạch cổ 2, lợi nhuận ước đạt 10 triệu đồng/1.000m2, cây dừa trồng chủ yếu tạo tán cho bưởi da xanh.
Theo ông Cảnh: để có sản phẩm bưởi thu hoạch bán hàng tháng, ông tích cực chăm sóc, ứng dụng khoa học - kỹ thuật rải vụ kéo dài thời gian thu hoạch, đôi khi bán được giá cao. Nhờ vậy, 2.000m2 bưởi thu hoạch từ 150 - 200kg/tháng,
Sản xuất quy trình VietGAP hướng tới xây dựng thương hiệu
Sản xuất rải vụ kéo dài thời gian thu hoạch các loại cây ăn trái là giải pháp hiệu quả, không chỉ giúp nhà vườn có sản phẩm thu hoạch thường xuyên, mà còn ổn định, có cơ hội bán được giá cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thị trường liên tục.
Bên cạnh đó, trong sản xuất, nhà vườn cần áp dụng và tuân thủ các quy trình kỹ thuật, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất nên hiệu quả kinh tế nâng lên. Điển hình như ấp Long Trị, xã Bình Phú, huyện Càng Long được biết đến là địa phương thâm canh cây quýt đường có tiếng. Để nâng cao giá trị sản xuất hướng tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm quýt đường, thời gian qua, xã vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nhà vườn phát triển mô hình sản xuất cây ăn trái tập trung và thực hiện các biện pháp thâm canh, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện, diện tích quýt đường phát triển 60ha, trong đó có 20ha đạt chuẩn VietGAP và đạt chuẩn sản phẩm OCOP hạng 3 sao của tỉnh.
Nhờ trồng quýt đường nhiều hộ dân trên địa bàn có thu nhập ổn định, vươn lên trở thành hộ khá. Tiêu biểu như nông dân Nguyễn Văn Chừa, ấp Long Trị có kinh nghiệm trồng quýt đường hơn 30 năm cho biết: với 4.000m2 quýt đường hiện đang cho trái, năng suất bình quân từ 10 - 12 tấn/ha/năm, lợi nhuận từ 150 triệu đồng/ha/năm. Năm 2021, do dịch bệnh nên giá bán sụt giảm dao động 20.000 - 25.000 đồng/kg, lợi nhuận từ trên 100 triệu đồng/ha. Nhờ sản xuất quy trình VietGAP, nên sản phẩm quýt đường được liên kết với hợp tác xã nông nghiệp Thuận Phú bán cho thương lái từ 20 - 30kg/ngày, thu nhập 400.000 - 500.000 đồng/ngày.
Nông dân Nguyễn Văn Chừa.
Đến thăm vườn quýt đường của ông Nguyễn Hữu Tân, ấp Long Trị vào thời điểm quýt đang cho thu hoạch. Ông Tân cho biết: với kinh nghiệm trồng quýt nhiều năm, mỗi lần kết thúc vụ quýt, ông áp dụng quy trình sản xuất bằng phương pháp lựa chọn thời điểm bón phân, cắt nhánh, tỉa cành để thúc đẩy quýt ra hoa đậu trái vào thời điểm từ tháng 7 âm lịch và kéo dài đến tết Nguyên đán. Nhờ vậy, ông có nguồn thu nhập khá khi Tết đến xuân về. Năm 2021, do dịch bệnh nên giá giảm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Hàng ngày, ông thu hoạch từ 100 - 200kg, giá bán từ 28.000 - 30.000 đồng/kg. Tuy quýt mới cho trái năm đầu nên sản lượng không nhiều, nhưng sản lượng ước đạt gần 01 tấn phục vụ thị trường Tết.
Ông Trần Quốc Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Hòa khảo sát vườn bưởi da xanh mới mở rộng diện tích của nông dân Huỳnh Văn Cảnh, ấp Từ Ô.
Theo ông Trần Văn Út Tám, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, đến nay Sở đã hỗ trợ chứng nhận nhãn hiệu 28 sản phẩm trái cây, trong đó có 10 sản phẩm trái cây chế biến. Để trái cây của tỉnh cạnh tranh thị trường và hướng tới thị trường ngoài nước, thời gian tới, Sở liên kết với các ngành liên quan tập trung ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo những giống cây ăn trái có thế mạnh, chủ lực của tỉnh. Xây dựng quy hoạch vùng trồng thích hợp, tập trung quy mô lớn để quản lý, kiểm soát, giảm chi phí sản xuất, đồng thời cung cấp đủ sản phẩm cung ứng cho thị trường ổn định cho các đối tác. Xây dựng và ứng dụng quá trình canh tác đối với giống cây ăn trái đảm bảo các tiêu chuẩn, chất lượng đã được quy định tại Việt Nam (VietGAP, hữu cơ...) hoặc tiến xa hơn đạt các tiêu chuẩn của thế giới (GlobalGap, EurepGAP, JAS...) để đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đầu tư công nghệ sơ chế, chế biến, bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm trái cây đã được sản xuất. Hỗ trợ xây dựng các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc để minh bạch hóa chuỗi sản xuất cho các vùng, các tổ chức sản xuất, chế biến cây ăn trái của tỉnh. Xúc tiến các khâu thương mại sản phẩm trái cây thông qua các cuộc thi trái cây ngon, chợ thương mại trong nước và quốc tế, hệ thống các siêu thị bán lẻ, các sàn giao dịch thương mại điện tử...
Bài, ảnh: MẪN QUÂN
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.