• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Chủ Nhật, ngày 13/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Kinh tế

“Dân vận khéo” trong chuyển đổi cây trồng, vật nuôi

20/10/2022 10:49

Năm 2022, xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang đăng ký thực hiện 09 điểm mô hình dân vận khéo. Trong đó, nổi bật là mô hình vận động nông dân tham gia phát triển kinh tế từ trồng màu, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, thúc đẩy kinh tế gia đình.

 

Nông dân Kim Nuộng khai thông rãnh nước tránh ngập úng rẫy cà chua mới trồng.

 

Năm 2022, thực hiện mô hình liên kết với Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam và Công ty TNHH Sygenta Việt Nam, tỉnh Đồng Nai đầu tư mô hình dân vận khéo trồng bắp giống. Qua vận động, có 95 hộ dân ở các ấp Nô Lựa A, Nô Lựa B, Ba So, Bông Ven, Giồng Thành với diện tích 71,6ha. Trong đó, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam thực hiện liên kết hỗ trợ nguyên liệu đầu vào và đầu ra khoảng 59ha. Các loại bắp giống chủ yếu C11, C27 với giá bao tiêu từ 8.200 - 9.500 đồng/kg, lợi nhuận đạt từ 35 - 45 triệu đồng/ha/vụ.

Nông dân Kim Nuộng, ấp Bông Ven, xã Nhị Trường là một trong những hộ dân tham gia thực hiện mô hình dân vận khéo trồng bắp giống mang lại hiệu quả cao. Theo ông Nuộng, trồng màu tuy lợi nhuận cao hơn trồng lúa nhưng giá nông sản biến đổi thất thường. Năm nay, được địa phương tạo điều kiện tham gia trồng bắp giống và liên kết đầu ra sản phẩm, nên ông yên tâm sản xuất. Với 0,6ha bắp giống trồng, sản lượng đạt 4,8 - 5,5 tấn, giá bán 9.500 đồng/kg, lợi nhuận đạt 25 triệu đồng.

Song song với cây bắp giống, ông trồng 1.500m2 cà chua. So với cây bắp, giá cà chua đạt lợi nhuận cao hơn, nhờ trúng mùa trúng giá lợi nhuận cao gấp 03 - 04 lần so với trồng bắp giống. Tuy nhiên về lâu dài, trồng bắp giống lợi thế hơn, nhất là đối với nông dân ít vốn hoặc thiếu vốn, trồng bắp nông dân không chỉ được đầu tư nguyên liệu vật tư đầu vào và thanh toán sau ở cuối vụ, còn bao tiêu sản phẩm, nên nông dân yên tâm sản xuất. Sau khi kết thúc vụ bắp giống và cà chua, ông Nuộng tiếp tục xuống giống trồng 1.000m2 ớt chỉ thiên và 2.000m2 cà chua hiện đang giai đoạn phát triển với tổng chi phí đầu tư ban đầu 20 triệu đồng từ thuê lao động lên liếp, màng phủ nông nghiệp, giống, phân bón.

Theo ông Lê Thống Nhất, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nhị Trường, trồng bắp giống mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên cùng đơn vị diện tích, đặc biệt đảm bảo đầu vào và đầu ra giúp nông dân an tâm sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững.

Thời gian tới, xã tiếp tục ưu tiên đầu tư và tái đầu tư các nguồn vốn từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, các nguồn vốn chương trình, dự án lồng ghép khác giúp người dân có điều kiện sản xuất, mở rộng diện tích. Đặc biệt, đối với những vùng chuyên lúa, xã vận động nông dân thực hiện chuyển đổi từ 01 vụ lúa sang 01 vụ màu - 02 vụ lúa hoặc 01 vụ lúa - 02 vụ màu; đồng thời, tiếp tục thực hiện liên kết với Công ty Cổ phần giống cây trồng miền Nam đầu tư và mở rộng diện tích bắp giống, giải quyết đầu ra cho nông dân nhằm tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Song song với mô hình trồng bắp giống, đến nay, xã có 04 điểm mô hình dân vận khéo của các hội đoàn thể thực hiện có hiệu quả và đã nhân rộng trên địa bàn như tổ hùn vốn, vận động hộ dân xây dựng chuồng trại chăn nuôi đảm bảo hợp vệ sinh và mỹ quan môi trường, vận động mạnh thường quân hỗ trợ học bổng cho học sinh hiếu học, nuôi bò sinh sản. Mô hình dân vận khéo nuôi bò sinh sản ở ấp Ba So và Bông Ven của Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Cựu Chiến binh xã được đánh giá mô hình đạt hiệu quả cao và nhân rộng ra toàn xã.

Từ hộ nghèo nhờ nguồn vốn vay 20 triệu đồng tín chấp của Hội Liên hiệp phụ nữ xã đầu tư vào nuôi bò sinh sản, gia đình bà Thạch Thị Sang, hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Ba So, xã Nhị Trường đã vươn lên thoát nghèo.

Bà Sang cho biết: nuôi bò tuy vốn đầu tư con giống ban đầu cao, nhưng nhẹ công chăm sóc, thu nhập ổn định. Ban đầu, từ nguồn vốn vay tín chấp bà mua con bò cái cả mẹ lẫn con 15 triệu đồng, còn 05 triệu đồng bà mua tre, lá xây dựng chuồng trại. Sau 05 tháng vỗ béo, bà bán con bê con được 20 triệu đồng, nhờ thời điểm đó giá bò tăng cao, lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/con.

Từ nguồn vốn này bà đầu tư mua thêm thức ăn công nghiệp bổ sung dinh dưỡng cho bò mẹ đang có chửa, phần vốn còn lại bà sửa chữa, xây dựng chuồng trại bằng bê-tông nhằm hạn chế dịch bệnh và đảm bảo môi trường nuôi thông thoáng, giữ gìn vệ sinh môi trường. Mỗi năm bò cái sinh sản bê cái, gia đình bà để lại nhằm tăng đàn nuôi, còn bê đực vỗ béo xuất bán và lấy nguồn vốn này đầu tư vào nuôi bò sinh sản. Nhờ cần cù chịu khó, đến nay chuồng trại của gia đình bà luôn duy trì 06 con bò cái, hàng năm xuất bán từ 04 - 05 con bê con.

Mô hình dân vận khéo trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng phát triển mạnh và là một trong những hướng đi đúng góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giảm nghèo bền vững của địa phương. Không chỉ vậy, nông dân linh hoạt, sáng tạo trong chuyển đổi luân canh, xen canh, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất tạo hàng hóa nông sản có chất lượng, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bài, ảnh: MẪN QUÂN

Liên kết hữu ích
  • Nhà bungalow lắp ghép
TIN CÙNG MỤC

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.

  • Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu
  • Cầu Kè triển khai xây dựng 54 công trình hạ tầng nông thôn
  • Nỗ lực nâng thứ hạng chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và Đào tạo lao động
  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng khá
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.