27/06/2021 15:23
Công nhân thực hiện công đoạn sơ chế mứt dừa sáp sợi tại Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè.
Từ năm 2019 đến nay, sản lượng dừa sáp trên địa bàn huyện Cầu Kè tăng khá, với 74.910 cây dừa sáp, trong đó có 52.437 cây cho trái, đạt sản lượng 262.185 trái/năm. Ngoài ra, trên địa bàn huyện hiện có 01 Hợp tác xã (HTX) Dừa sáp Hòa Tân, Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè (xã Thạnh Phú) cùng với trên 20 cơ sở, hộ gia đình chuyên thu mua, vận chuyển dừa sáp tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.
Theo ông Nguyễn Văn Sử, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX dừa sáp Hòa Tân, trong 02 tháng gần đây, việc tiêu thụ dừa sáp của HTX gặp nhiều khó khăn, do HTX chủ yếu bán ra ngoài tỉnh cho khách hàng gửi theo xe đò. Thời điểm trong tháng 01/2021, mỗi tháng xuất bán khoảng 500-600 trái, nay giảm trên 60%; cái khó của HTX hiện nay là chi phí vận chuyển để gửi hàng (dừa sáp) gặp nhiều khó khăn như các chuyến xe khách cố định qua các tỉnh đã ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nếu gửi sản phẩm qua đường bưu điện thì chi phí tăng lên gấp 2,5 - 03 lần so với trước đây. Từ đó, làm cho sản phẩm gửi đi bị đội giá lên khoảng 45.000-50.000 đồng/trái dừa, cùng với đó người tiêu dùng cũng giảm mua dừa sáp.
Còn tại cơ sở thu mua dừa sáp Cẩm Hằng của chị Nguyễn Thị Cẩm (Khóm 2, thị trấn Cầu Kè), hàng tháng, cơ sở thu mua và tiêu thụ sản phẩm trái dừa sáp đi các tỉnh từ 5.000-6.000 trái; ngoài bán trực tiếp trái dừa sáp, cơ sở còn sản xuất, chế biến mứt dừa sáp, kẹo dừa sáp… Qua trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Cẩm chia sẻ: hiện nay, nguồn dừa sáp trong hộ dân khá nhiều, nhưng từ khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 việc tiêu thụ dừa sáp gặp nhiều khó khăn; trong đó, sản lượng xuất bán giảm trên 60%, kéo theo đó là giá dừa sáp trái giảm mạnh do đầu ra bị giảm. Trong khi đó, người trồng dừa sáp phải thực hiện thu hoạch trái theo chu kỳ 25-30 ngày/đợt hái và trái dừa sáp sau khi hái chỉ để được 05-07 ngày. Vì vậy, buộc người trồng dừa sáp phải bán nếu để quá lâu sẽ bị lên dầu và chất lượng giảm…
Trước những khó khăn trong tiêu thụ đặc sản dừa sáp ở huyện Cầu Kè hiện nay, một số cơ sở chế biến sản phẩm từ trái dừa sáp thành các loại dừa sáp sợi Vicosap, kẹo dừa sáp (vị nguyên chất, ca cao, lá dứa), dừa sáp sấy dẻo… cũng rơi vào khó khăn do đầu ra xuất bán không được. Theo ông Trần Duy Linh, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè, trước khi chưa xảy ra dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ rất mạnh các sản phẩm chế biến từ dừa sáp. Nhưng từ khi dịch xảy ra trên địa bàn huyện Cầu Kè, sản phẩm của doanh nghiệp xuất đi không được do các nơi nhận hàng buộc doanh nghiệp phải chứng minh cơ sở không nằm trong vùng xảy ra dịch bệnh và đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của sản phẩm khi lưu thông trên thị trường trong điều kiện đảm bảo an toàn về dịch bệnh…
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.