20/07/2022 12:20
Tiến sĩ Vũ Đình Hưởng, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Nam Bộ; Thạc sĩ Dương Bảo Việt, Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh và Tiến sĩ Phạm Văn Bốn, Chủ nhiệm đề tài đồng chủ trì hội thảo.
Tiến sĩ Phạm Văn Bốn, Chủ nhiệm đề tài báo cáo tại hội thảo.
Phát biểu đề dẫn mở đầu hội thảo, Tiến sĩ Phạm Văn Bốn cho biết, từ bao đời nay, cây tre luôn gắn bó mật thiết với đời sống của người Việt Nam. Có thể nói, cây tre đã trở thành biểu tượng cho văn hóa và tinh thần của người Việt Nam. Về vai trò kinh tế, trước đây cây tre thường được sử dụng, để tạo ra các vật dụng trong gia đình. Qua thời gian, bằng sự sáng tạo của bàn tay, trí óc những người nông dân, nhiều sản phẩm từ cây tre đã trở thành hàng hóa có giá trị và được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Từ đó, nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất các mặt hàng từ tre, trúc đã được hình thành, góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm cho người dân, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu...
Tuy vậy, các làng nghề hiện đang gặp nhiều thách thức, trong đó, thách thức lớn nhất là việc thiếu nguồn cung nguyên liệu có chất lượng. Tình trạng này cũng đang có nguy cơ xảy ra, đối với các làng nghề ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Hầu hết các làng nghề hiện nay chưa có nguồn nguyên liệu ổn định, phải thu gom nhỏ lẻ từ các hộ dân hoặc mua từ các tỉnh khác.
Ông Dương Hoài Nghĩa, Công chức nông nghiệp xã Đại An, huyện Trà Cú phát biểu về nhu cầu nguồn nguyên liệu tre, trúc, tầm vông để người dân địa phương sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.
Tại hội thảo các chuyên gia, các nhà khoa học và lãnh đạo các địa phương ở huyện Trà Cú đã tập trung nhận định, đánh giá thực trạng việc cần thiết phải xây dựng quy trình canh tác một số giống tre, trúc và tầm vông làm nguyên liệu phục vụ các làng nghề tiểu thủ công nghiệp…
Theo Tiến sĩ Vũ Đình Hưởng, huyện Trà Cú có 02 làng nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất các mặt hàng từ tre, trúc ở 02 xã Đại An và Hàm Giang đã phát triển từ nhiều đời nay. 02 làng nghề này có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc Khmer với trên 2.100 lao động.
Tiến sĩ Vũ Đình Hưởng phát biểu kết luận hội thảo.
Việc triển khai đề tài: “Tuyển chọn và xây dựng quy trình canh tác một số giống tre, trúc, tầm vông làm nguyên liệu phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh”, nhằm chọn được những giống tre, trúc có năng suất cao, chất lượng thân tốt, phù hợp cho sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp, cũng như xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện của địa phương.
Tin, ảnh: BÁ THI
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.