30/05/2024 09:38
Bà Thạch Thị Suôi (bên phải) chọn dừa sáp của gia đình để ươm dừa sáp giống cung ứng cho người trồng.
Với cây dừa sáp được chọn lọc theo phương pháp truyền thống (chiếm trên 98% diện tích dừa sáp của huyện Cầu Kè), trung bình dừa cho sáp đạt khoảng 20 - 25%. Giá dừa sáp hiện dao động từ 50.000 - 90.000 đồng/trái (tùy độ sáp trong cơm dừa); bên cạnh bán dừa sáp, nhà vườn còn bán cây dừa sáp giống và thu hoạch trái bán dừa khô (đối với những trái dừa không sáp)…
Trong những ngày này, Trà Vinh đang chuẩn bị tổ chức Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh. Chúng tôi có dịp trở lại vùng chuyên canh cây đặc sản dừa sáp ở huyện Cầu Kè, tìm hiểu về giá trị của cây dừa sáp trong chuyển đổi sản xuất của đồng bào Khmer huyện Cầu Kè.
Hiện các ấp Chông Nô 1, Chông Nô 2, Chông Nô 3 và Sóc Ruộng (xã Hòa Tân) có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm từ 65 - 90% so với dân số chung của ấp. Trong này, 100% diện tích trồng dừa đều được nhà vườn đưa cây dừa sáp vào trồng. Mô hình trồng dừa sáp của nhà vườn đồng bào Khmer thường thực hiện “lấy ngắn nuôi dài” qua việc trồng xen cây có múi (chanh) hoặc rau ăn lá kéo dài đến khi cây dừa được từ 02 - 03 năm tuổi.
Nhà vườn Thạch Chanh, ấp Chông Nô 2, xã Hòa Tân phấn khởi “khoe” với chúng tôi: gia đình tôi có hơn 03ha đất ruộng lúa kém hiệu quả, từ năm 2014 - 2015 đã chuyển sang trồng dừa sáp, với hơn 600 cây dừa sáp; trung bình, mỗi năm gia đình thu tiền bán dừa sáp khoảng 250 triệu đồng và tiền bán dừa khô trái trên 300 triệu đồng.
Nhà vườn Thạch Chanh kiểm tra độ sáp trên trái dừa sáp.
Nhà vườn trồng dừa sáp còn kết hợp khai thác việc bán cây dừa sáp giống cho các khách hàng trong và ngoài địa phương có nhu cầu để trồng. Giá dừa sáp giống tại vườn thường dao động khoảng 25.000 - 30.000 đồng/cây dừa giống. Đây là nguồn thu nhập thêm không hề nhỏ cho các nhà vườn ở vùng chuyên canh dừa sáp như Hòa Tân.
Bà Thạch Thị Suôi cùng ngụ ấp Chông Nô 2, xã Hòa Tân cho biết: từ năm 2007, gia đình được huyện hỗ trợ đầu tư trồng dừa sáp (4,7ha), từ số dừa sáp trên, gia đình tiếp tục chuyển đổi hơn 01ha đất vườn nhãn bị bệnh chổi rồng sang trồng dừa sáp (năm 2016). Với gần 1,5ha dừa sáp, mỗi năm gia đình bán trái sáp thu về trên 120 triệu đồng và hơn 140 triệu đồng tiền bán dừa khô. Ngoài ra, gia đình còn tự chọn lọc trái dừa khô trong buồng dừa có trái sáp để ươm dừa giống, mỗi năm cung ứng khoảng 250 - 300 cây dừa sáp giống, thu vào gần 08 triệu đồng.
Cây dừa sáp đã trở thành cây trồng quen thuộc với đồng bào Khmer ở huyện Cầu Kè, trở thành nguồn thu nhập cao trong kinh tế gia đình của nhà vườn. Sức hút từ cây dừa sáp đã lan rộng đến nhiều xã khác trong huyện như Châu Điền, Phong Phú, Phong Thạnh…
Nhà vườn Thạch Thanh, ấp Xóm Lớn, xã Châu Điền cho biết: gia đình có 1,5ha đất vườn trồng cam sành trước đây, do vườn cam già cỗi và chi phí đầu tư khá lớn. Từ năm 2017, gia đình chuyển dần sang trồng dừa sáp. Hiện toàn bộ diện tích của gia đình đã lên liếp trồng dừa sáp; ngoài ra, 02 anh em trong gia đình cũng chuyển đổi lên trồng dừa sáp hơn 04ha. Với giá dừa khô (90.000 đồng/chục) và dừa sáp dao động 50.000 - 90.000 đồng/trái, dự kiến năm nay, gia đình thu gần 300 triệu đồng từ mô hình trồng dừa sáp.
Có thể khẳng định ngoài cây lúa, thì cây dừa sáp vẫn là cây trồng chủ lực của đồng bào Khmer ở nông thôn khi chuyển đổi sản xuất, mang lại giá trị kinh tế ổn định.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Sự kiện Ngày hội khởi nghiệp hàng năm được tỉnh đặt mục tiêu và kỳ vọng: hoạt động hiệu quả, sẽ tạo nền tảng cho phát triển kinh tế bền vững. Năm 2024, năm thứ 06 tỉnh tổ chức Ngày hội khởi nghiệp. Qua 05 lần tổ chức, với các chủ đề: “Ngày hội sáng tạo”, năm 2018; “Ngày hội văn hóa”, năm 2019; “Ngày hội tạo tác động xã hội”, năm 2020; “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp, thúc đẩy liên kết và phát triển”, năm 2022 và “Ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới và sáng tạo công nghệ - Chìa khóa cho sự thành công”, năm 2023. Qua đó, có hơn 2.300 lượt người tham dự; trong đó, gần 50 chuyên gia và hơn 800 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.