18/12/2021 14:47
Trong này, tập trung chuyển đổi đối với các diện tích vườn kém hiệu quả. Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất và duy trì, mở rộng các diện tích sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng liên kết; đầu tư các mô hình chuyển giao về chăn nuôi, trồng trọt và hoàn thành nạo vét, đào mới các tuyến kênh nội đồng theo kế hoạch để đảm bảo việc trữ ngọt, phục vụ sản xuất…
Cánh đồng lúa chất lượng cao ở kênh bê-tông nổi xã Phong Phú, huyện Cầu Kè được Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 05/7/2018 của Chính phủ hỗ trợ.
Với thế mạnh là vườn cây ăn trái, hiện huyện Cầu Kè có tổng diện tích vườn hơn 8.000ha. Năm 2021 đạt sản lượng 142.380 tấn trái cây các loại, đạt 102,13% kế hoạch (139.400 tấn). Trong này, một số loại cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế như: cam sành hơn 2.000ha, sản lượng 70.280 tấn, bưởi 354,7ha, sản lượng 3.405 tấn; xoài 737,2ha, sản lượng 1.468 tấn. Ngoài ra, diện tích cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện chiếm diện tích tương đối lớn, tập trung là cây dừa, tổng diện tích khoảng 4.509,25ha, sản lượng 91.456 tấn, mang lại thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/ha (200 cây/ha)/năm.
Các giải pháp dự kiến tập trung thực hiện trong năm 2022 là: chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm; kết hợp nuôi trồng thủy sản… để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo và thích ứng biến đổi khí hậu. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số vùng, khu vực trên địa bàn huyện nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững và gia tăng thu nhập trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025 chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa 1.040,6ha, gồm: chuyển sang cây hàng năm khác 174,1ha, cây lâu năm 857,5ha, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản 09ha. Riêng năm 2022, dự kiến chuyển đổi 163,6ha, đất lúa; gồm: chuyển sang cây hàng năm khác 37,1ha, cây lâu năm 124,5ha, sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản 02ha. Kết hợp trong chuyển đổi để từng bước đưa vào hoàn thiện quy trình thâm canh đồng bộ các loại cây trồng chuyển đổi trên đất lúa; khuyến khích áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới (công nghệ hữu cơ, công nghệ cao, công nghệ 4.0) vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.
Xã Thạnh Phú là một trong những địa phương của huyện Cầu Kè thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mang lại giá trị kinh tế đạt hiệu quả rất cao. Theo ông Ngô Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú: trong năm 2021, địa phương đã vận động nông dân chuyển đổi 57,25ha đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế (chủ yếu là cây cam, bưởi, dừa) và cải tạo 31,5ha vườn tạp, già cỗi. Nâng tổng diện tích vườn lên 1.075,2ha, trong đó có 1.014ha đang cho trái (cam 790ha, bưởi 22ha, dừa 202ha), đạt sản lượng 17.163 tấn, tăng 6.774 tấn so năm 2020. Thu nhập bình quân 250 - 300 triệu đồng/ha cây có múi. Thực hiện chính sách hỗ trợ tái cơ cấu trong nông nghiệp, xã có 214 hộ đăng ký hỗ trợ chuyển đổi trồng cây ăn trái với 103,36ha.
Với những mô hình sản xuất, liên kết và áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở Cầu Kè vừa qua, như mô hình liên kết sản xuất lúa thương phẩm kết hợp sử dụng phân hữu cơ vi sinh (diện tích 162,29ha) tại 03 xã Thông Hòa, Thạnh Phú và Phong Thạnh đem lại năng suất bình quân 7,23 tấn/ha (cao hơn 1,24 tấn/ha so với bên ngoài mô hình), lợi nhuận bình quân 27,7 triệu đồng/ha (cao hơn bên ngoài 8,9 triệu đồng/ha)…
Ngoài ra, thông qua các nguồn vốn đầu tư trong nông nghiệp, huyện đã triển khai thực hiện các mô hình, dự án như: mô hình nuôi kết hợp cá - lúa, tại Hợp tác xã Dân Tiến (xã Phong Phú), diện tích 01ha thực hiện 20.000 cá trê vàng và 10.000 cá sặc rằn, ngân sách hỗ trợ 103,462/233,67 triệu đồng. Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 05/7/2018 của Chính phủ, 03 dự án được phê duyệt và triển khai thực hiện tại 03 xã Phong Phú, Châu Điền, Hòa Ân (ngân sách hỗ trợ 1,593 tỷ đồng; dân đối ứng 168,682 tỷ đồng), với tổng diện tích 697,88ha/610 hộ hưởng lợi.
Cũng theo ông Phạm Văn Kha, trong thực hiện các giải pháp nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, huyện cũng khẩn trương triển khai Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND, ngày 19/3/2021 của HĐND tỉnh về ban hành Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021-2025. Qua đó, đã có 09 dự án của các xã Hòa Ân (02 dự án cam), Phong Thạnh (01 dự án dừa), Phong Phú (01 dự án dừa) và Thạnh Phú (04 dự án cam, 01 dự án dừa) được xây dựng. Hiện UBND huyện phê duyệt 02 dự án cam, diện tích 9,62ha và 06 hộ trồng màu ở xã Hòa Ân, Phong Thạnh với tổng diện tích 4,85ha và giải ngân 02 dự án trồng mới vườn cam của Tổ hợp tác trồng cam ấp Bà My (05 hộ, diện tích 2,99ha) và Tổ hợp tác trồng cam ấp Giồng Dầu (08 hộ, diện tích 6,63ha), xã Hòa Ân, kinh phí 192,4 triệu đồng.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.