04/02/2021 05:00
Hành khách qua lại giữa huyện Cầu Kè và huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) tại bến đò dọc Đường Đức (xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè).
Qua trao đổi với chúng tôi, ông Ông Minh Phúc, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cầu Kè cho biết: hiện trên địa bàn huyện (ven tuyến Sông Hậu) ở các xã Ninh Thới, Hòa Tân và An Phú Tân có 05 bến đò dọc đưa rước khách đi Sóc Trăng và Cần Thơ; riêng tại xã Ninh Thới có 03 bến đò qua Sóc Trăng. Nhìn chung các bến đò này đều hoạt động có phép do Sở Giao thông - Vận tải cấp, lưu lượng qua lại các tuyến đò này rất lớn, chủ yếu là đưa rước khách bộ hành, chở trái cây và xe gắn máy, đặc biệt là trong dịp Tết, các bến đò trên tăng tần suất từ 03-04 lần so với ngày thường. Nguyên nhân lưu lượng qua lại đò dọc ở ven tuyến Sông Hậu đông đúc là vì thời gian và khoảng cách sẽ được rút ngắn hơn so với đi đường phà tại thị trấn Cầu Quan đi Sóc Trăng.
Theo ông Ngô Văn Quyền, chủ đò khách tại Đường Đức (xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè), hàng ngày, tại khu vực bến đò này có 02 phương tiện hoạt động qua lại (01 chiếc của bên Trà Vinh và 01 chiếc của bên Sóc Trăng), trung bình khoảng 50-60 phút là có 01 chuyến đò cặp bến. Riêng gia đình có 02 chiếc đò chạy tại bến Đường Đức. Từ 25 tháng Chạp (âl) là bến tăng cường thêm 02 chiếc nữa để phục vụ đưa rước khách, cứ 15 phút là có 01 chuyến đò cặp bến để rước khách. Nhu cầu khách qua lại trong ngày bình thường khoảng 15-20 khách + 10 xe gắn máy/chuyến, do tuyến đường qua lại ở đây rút ngắn hơn ở tuyến phà Cầu Quan đi Sóc Trăng từ 90-120 phút, nên thu hút được nhiều khách qua lại bằng bến đò Đường Đức.
Anh Trần Văn Hùng (xã Bình Phú, huyện Càng Long) có người thân ở Bạc Liêu thường qua lại bến Đường Đức (xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè) cho biết: từ Bình Phú, huyện Càng Long qua xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) qua bến đò Đường Đức gần hơn; nếu phải chảy xuống phà Cầu Quan khoảng 20km. Ngoài ra, thời gian chờ đò ở đây không lâu, chỉ mất 15-20 phút và thời gian qua Sóc Trăng mất khoảng 30 phút, nếu đi bằng phà lớn của Nhà nước tại điểm Cầu Quan phải mất hơn 02 tiếng.
Còn tại khu vực thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần trước đây có khoảng 02- 03 phương tiện đò dọc chạy Sóc Trăng (điểm bến ở Khóm 3, thị trấn Cầu Quan), nhưng từ khi được Nhà nước đầu tư phương tiện phà Cầu Quan - Sóc Trăng, các phương tiện đò dọc đã không còn hoạt động nữa. Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, Khóm 3, thị trấn Cầu Quan có nhà gần bến đò dọc đi Sóc Trăng, chia sẻ: đò khách ở bến này ngừng hoạt động hơn 07 năm nay. Trước đây, khi vào mùa gió Chướng từ trước và sau Tết, sóng rất to nên các đò khách đi Sóc Trăng luôn tiềm ẩn rủi ro mất an toàn. Bây giờ người dân qua lại chủ yếu là phà của Nhà nước, nên bến đò khách Cầu Quan - Sóc Trăng cũng giải thể luôn.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Hiện Trà Vinh có 393 sản phẩm OCOP, để phát triển sản phẩm OCOP bền vững, những năm qua, tỉnh đã hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát triển hoàn thiện sản phẩm, chuẩn hóa hồ sơ và tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, tập trung mở rộng các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm từ cây dừa.