• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Chủ Nhật, ngày 27/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Kinh tế

Bộ đồ dùng sinh hoạt nông thôn thu nhỏ: Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

15/12/2020 14:03

Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đại An (huyện Trà Cú) được công nhận theo Quyết định số 2030/QĐ-UBND, ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh Trà Vinh, với các dòng sản phẩm từ tre, trúc, tầm vông, đặc biệt là các sản phẩm thu nhỏ, tinh xảo như: xà neng, xà ngôn, rổ rá, giỏ tổ chim, bình hoa, giỏ hoa, giỏ cá, bình trà, nón… dùng để trang trí nội thất có sức tiêu thụ tăng lên, góp phần tăng thu nhập cho người dân làng nghề. Năm 2019, sản phẩm bộ đồ dùng sinh hoạt nông thôn thu nhỏ của hộ kinh doanh Diệp Thị Trang (ấp Giồng Đình) là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được UBND tỉnh Trà Vinh chứng nhận đạt OCOP 03 sao.

Bà Diệp Thị Trang bên các sản phẩm đồ dùng sinh hoạt nông thôn thu nhỏ.

Đặc trưng của Đại An là đất giồng cát và đất triền giồng, thích hợp cho các loại tre, trúc phát triển. Điều kiện tự nhiên đã hình thành làng nghề đan đát, tiểu thủ công nghiệp Đại An khoảng 100 năm. Trình độ tay nghề của người dân nơi đây rất điêu luyện cùng với nguồn nguyên liệu tre, trúc tại địa phương rất dồi dào đã tạo thuận lợi cho sự phát triển làng nghề với các dòng sản phẩm như: giường, bàn, ghế, thúng, xà neng, xà ngôn, rổ rá... phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Tuy nhiên, thu nhập của người dân làm nghề đan đát bấp bênh do sản phẩm làm ra không thu nhiều lợi nhuận. Sau nhiều năm trăn trở, tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của thị trường, bà Diệp Thị Trang đã tìm tòi, tạo những sản phẩm có kích cỡ nhỏ, tinh xảo mô phỏng lại những sản phẩm đa dạng của làng nghề. Nhờ hướng đi phù hợp đó, từ năm 2007 đến nay, các sản phẩm đan đát thu nhỏ dùng để trang trí nội thất, làm quà lưu niệm, quà tặng phục vụ du lịch rất được ưa chuộng, giúp thu nhập người dân tăng dần, đời sống người dân làm nghề đan đát ấp Giồng Đình chuyển biến tích cực.

Bà Diệp Thị Trang chia sẻ: do là nghề truyền thống nên người dân nơi đây biết làm từ nhỏ, việc vót nan, đan đát rất thuần thục, bình quân một người làm ra 20-30 cái/ngày. Hiện nay, đầu ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất ổn định, số đơn đặt hàng hiện vượt khả năng cung ứng. Tuy nhiên, do là hàng thủ công mỹ nghệ, phục vụ du lịch nên yêu cầu khá cao về kỹ thuật, một số sản phẩm không đạt yêu cầu tôi không thu. Trước đây, mỗi tháng tiêu thụ khoảng 500-600 bộ (12 sản phẩm/bộ) nhưng khoảng 03 năm gần đây, tiêu thụ trên 1.500 bộ/tháng. Thời nay đến tết Nguyên đán đơn đặt hàng tăng, nên các thành viên tập trung làm rất nhiều. 

Lúc chúng tôi đến làng nghề gặp bà Diệp Thị Trang cũng là lúc có khách hàng từ Đồng Tháp đến chờ nhận 100 bộ sản phẩm. Do có một sản phẩm thợ chưa làm kịp để giao nên khách hàng phải đợi đến chiều. Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, Sở Công thương, bà Diệp Thị Trang đã tập huấn truyền nghề gần 20 lớp cho những thành viên tham gia làm các sản phẩm thu nhỏ. Bà Diệp Thị Trang thông tin thêm: có thời gian, địa phương thành lập nhiều tổ hợp tác đan đát, nhưng để phù hợp với điều kiện của người dân nơi đây, nay ấp Giồng Đình còn 02 tổ với 87 thành viên. Bởi cọng nan làm các sản phẩm này phải được vót rất nhỏ, sau khi vót nan phải làm ngay, cọng nan có độ dẻo phù hợp để đan, xoay vòng, nếu để lâu, cọng nan giòn, dễ gãy, không đan được. Vì vậy, người dân làm bộ đồ dùng sinh hoạt nông thôn thu nhỏ chủ yếu vót nan bằng tay, không thể dùng máy vót được. Với giá bán 100.000-120.000 đồng/bộ nhỏ, loại lớn hơn thì có giá 180.000 đồng/bộ, nếu tính chi phí nguyên liệu thì lợi nhuận thu được 07-08 lần nhưng thời gian bỏ ra làm từng sản phẩm lâu hơn so với những đồ dùng bình thường. 

Được Sở Công thương và các ngành, các cấp quan tâm xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm làng nghề nên đầu ra tăng lên, chúng ta dễ dàng tìm thấy những sản phẩm đồ dùng thu nhỏ này được trưng bày tại các showroom quà tặng tại nhiều điểm du lịch. Nhờ đó, những năm qua nhiều lao động tại địa phương đã được giải quyết việc làm tại chỗ, trong đó, đa số có độ tuổi từ 40-60 tuổi trở lên, vừa đan đát vừa chăm lo gia đình, thu nhập đạt khoảng 03 triệu đồng/tháng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. 

Bài, ảnh: NGỌC XOÀN

Tin liên quan

Thảm xơ dừa của Công ty TNHH MTV Út Mừng: Có thị trường xuất khẩu ổn định

11/11/2020 13:00

Trong 30 sản phẩm đạt OCOP được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận năm 2019, có một số sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó có sản phẩm thảm xơ dừa của Công ty TNHH MTV Út Mừng (Công ty).

Salon tre - sản phẩm đạt OCOP 4 sao

07/11/2020 07:30

Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú là một trong 13 làng nghề của tỉnh. Tận dụng nguồn nguyên liệu tre dồi dào ở địa phương, những người thợ đã biến những cây tre thành vật dụng cần thiết trong gia đình như: giường, bàn, ghế, tủ, thang… Để phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, những người thợ của làng nghề đã cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm, trong đó phải kể đến bộ salon tre của ông Trì Cảnh, đã được UBND tỉnh Trà Vinh chứng nhận đạt OCOP 04 sao.

Liên kết hữu ích
  • Mua vé Bà Nà Hills trên Traveloka
  • Giá Bàn Ghế Gỗ Nguyên Khối Phòng Khách
  • Cuộn nhựa PVC giá rẻ
  • Cửa cuốn nhanh Lâm Đồng
  • Cốc sứ của Noritake
  • Mua bàn ăn tại Cà Mau giá rẻ
TIN CÙNG MỤC

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào XDNTM huyện Duyên Hải đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2023, huyện Duyên Hải vinh dự đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022. Đạt được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong huyện. Trong đó, phải kể đến vai trò của các cấp Hội và hội viên phụ nữ trong huyện. Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Duyên Hải đã tổ chức nhiều hoạt động, thành lập nhiều mô hình phù hợp, thiết thực tham gia XDNTM, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho địa phương.

  • Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu
  • Cầu Kè triển khai xây dựng 54 công trình hạ tầng nông thôn
  • Nỗ lực nâng thứ hạng chỉ số thành phần Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và Đào tạo lao động
  • Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng khá
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.