• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Tư, ngày 09/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Kinh tế Nông nghiệp

Sử dụng nguồn nước hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

12/04/2024 08:51

Trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH), như khô hạn, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng... đã tác động đến nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Việc sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng hiệu quả nguồn nước đang được các địa phương tập trung triển khai, như sử dụng nguồn nước ngầm tầng thấp (độ sâu từ 07 - 08m); hệ thống hồ chứa nước ngọt kết hợp với “tưới khô xen kẽ”, sản xuất giảm phát thải...

 

Hồ chứa nước ngọt ở ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang.

 

Ông Tạ Văn Tư, ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang cho biết: gia đình có hơn 0,5ha đất động cát chuyên trồng màu được sử dụng nguồn nước tưới từ hồ nước ngọt. Hiệu quả của hồ nước ngọt mang lại rất cao cho người trồng màu, so với chi phí đóng giếng khoan để trồng màu rất thấp. Trung bình, phí phải trả cho bơm tát khoảng 05 triệu đồng/ha/năm và mỗi năm sản xuất 03 - 04 vụ màu, như đậu phộng, ớt, dưa hấu…

Năm 2016, Dự án AMD Trà Vinh, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) tài trợ xây dựng hồ trữ nước tại ấp Huyền Đức, xã Long Sơn với tổng vốn đầu tư 03 tỷ đồng trên diện tích hơn 01ha, dung tích 26.500m3, đảm bảo nguồn nước tưới cho khoảng 30ha đất giồng cát, gò cao của người dân ở ấp Huyền Đức trồng màu. Nhưng hiện nay, chỉ có khoảng 10ha trồng màu của 10 hộ sử dụng nguồn nước tưới từ hồ trữ ngọt.

Theo đồng chí Kim Sô Phan, Cán bộ Nông nghiệp - Môi trường xã Long Sơn: việc hạn chế người sử dụng nguồn nước ở hồ chứa nước ngọt là do đường trục ống chính trước đây của dự án chỉ đầu tư kéo 01 đoạn khoảng 300m. Các hộ trồng màu hiện nay, muốn sử dụng nguồn nước phải tự đầu tư để kết nối mở rộng đường ống trục chính, nên người dân mong muốn địa phương có được nguồn vốn của Nhà nước tiếp tục hỗ trợ để mở rộng đường ống trục chính, khi đó, các hộ trồng màu mới đấu nối vào diện tích đất của gia đình để tưới màu.

Để phát huy hiệu quả nguồn nước ngọt trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trên cây lúa trước tình hình BĐKH, khô hạn, mặn xâm nhập… ngành nông nghiệp cũng đã khuyến cáo người sản xuất lúa không sản xuất lúa theo cách “trầm thủy” như trước đây.

PGS. TS Mai Văn Trịnh, Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp cho biết: đã đến lúc trong sản xuất lúa, nông dân phải quý trọng nguồn nước ngọt và ứng dụng một cách phù hợp trong sản xuất lúa với từng chu kỳ sinh trưởng của lúa. Không chỉ đem lại sử dụng nguồn nước hiệu quả, mà còn góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong sản xuất giảm phát thải thấp, như ứng dụng “tưới ngập, khô xen kẽ”, “1 phải + 5 giảm”…

Trước thực trạng hiện nay đối với các hộ sử dụng nguồn nước ngầm với giếng khoan ở tầng sâu (từ 80 - 100m) đang có hiện tượng sụt nước và các giếng bơm không lên nước. Các hộ trồng màu ở khu vực các xã Mỹ Long Bắc, Long Sơn, Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang)… chuyển sang sử dụng giếng khoan ở tầng thấp (độ sâu từ 07 - 10m) để sử dụng tầng nước mặt.

Cũng theo đồng chí Kim Sô Phan, phần lớn các hộ trồng màu ở xã Long Sơn, nhất là khu vực động cát, triền giồng như Huyền Đức, Bào Mốt, Sóc Mới, Ô Răng… người trồng màu sử dụng nguồn nước mặt là chính, độ sâu khai thác nguồn nước khoảng 10m trở lại. Nguồn nước này khá tốt và dồi dào, phục vụ cho trồng màu là chính.

Ngoài ra, tỉnh cũng đang triển khai dự án hạ tầng hồ chứa nước ngọt dọc bờ sông Láng Thé, với tổng mức kinh phí đầu tư 2.864 tỷ đồng. Dự án hồ chứa nước ngọt sông Láng Thé nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước tại các huyện Châu Thành, Càng Long và thành phố Trà Vinh.

Bài, ảnh: HỮU HUỆ

  • hồ nước ngọt
  • ấp Huyền Đức
  • sông Láng Thé
  • sản xuất nông nghiệp
  • ứng phó hạn, mặn
  • Hạn, mặn
TIN CÙNG MỤC

Tăng vòng quay sử dụng đất, trồng xen canh rau màu

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trước biến đổi khí hậu

Trong sản xuất nông nghiệp trước những bất lợi do biến đổi khí hậu (BĐKH), việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng và phát triển các mô hình canh tác tiên tiến sẽ giúp nông dân sản xuất vừa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đồng thời, góp phần giảm thiểu các rủi ro từ BĐKH như sâu bệnh, thiếu nước ngọt, khô hạn...

  • Phát huy vai trò hội viên phụ nữ chung tay phát triển du lịch sinh thái cộng đồng cù lao Tân Qui
  • Triển khai những chương trình, dự án thúc đẩy kinh tế nông nghiệp
  • Cần liên kết chuỗi giá trị cây đậu phộng tạo đầu ra sản phẩm
  • Chung tay bảo vệ nguồn nước ngầm trong sử dụng sản xuất nông nghiệp
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.