• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Hai, ngày 07/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Kinh tế Xây dựng nông thôn mới

Tiểu Cần: Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong tái cơ cấu nông nghiệp

Tiểu Cần: Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong tái cơ cấu nông nghiệp

13/07/2020 06:18

Trước những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, như biến đổi khí hậu, thị trường, chất lượng hàng hóa sản phẩm và quy mô chuỗi cung ứng sản phẩm… thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm gia tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa, tạo hướng đi tích cực trong phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp nông thôn.

 

Mô hình trồng dưa của nông dân xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần ứng dụng công nghệ cao với quy trình khép kín trong nhà lưới.

 

Những năm qua, huyện Tiểu Cần đã đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đang dần hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Tuy nhiên, để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đòi hỏi cần gắn kết với vai trò kinh tế tập thể trong liên kết, là đầu mối để tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tiếp nhận chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật…

 

 

Qua 05 năm chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực… hiện trên địa bàn huyện đã từng bước hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của huyện. Trong này, chuyển đổi hơn 1.922ha từ đất trồng lúa kém hiệu quả, vườn tạp sang các cây trồng khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn; trong này, sử dụng hiệu quả 24,5/162,9ha đất giồng cát để chuyển sang trồng màu. 

 

Theo ông Võ Quang Cường, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần: là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp (cây lúa, cây dừa) và chăn nuôi, trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để địa phương phát huy tối đa thế mạnh trong từng lĩnh vực. Đến nay, nhiều diện tích cây ăn trái, cây dừa tiếp tục được cải tạo và trồng mới theo hướng chuyên canh; đồng thời phát triển các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như quýt đường, bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ… nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật được ứng dụng vào canh tác, như: mô hình trồng dưa trong nhà lưới, ứng dụng công nghệ vi sinh, hữu cơ vi sinh, sinh học trong sản xuất nông nghiệp sạch trên cây lúa, với diện tích 1.413ha hay mô hình lúa ngập-khô xen kẽ trên diện tích 13,9ha…

Tham gia thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, vai trò kinh tế tập thể đã gắn kết giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản và đặc biệt là giúp nông dân an tâm sản xuất, hướng tới liên kết, bao tiêu sản phẩm. Toàn huyện hiện có 134 tổ hợp tác, với 3.785 thành viên (122 tổ hợp tác hoạt động trên lĩnh vực trồng trọt, 12 tổ hợp tác chăn nuôi); 12 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, với 1.894 thành viên viên, vốn điều lệ 8,13 tỷ đồng. Riêng vụ lúa đông - xuân 2019 - 2020, thông qua hoạt động của các HTX đã thực hiện liên kết hợp đồng với các doanh nghiệp để tiêu thụ lúa hàng hóa cho xã viên và hộ sản xuất được 1.539 tấn lúa.

Trong liên kết tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm theo hướng sạch, hữu cơ đã được HTX bưởi da xanh Hùng Hòa (xã Hùng Hòa, huyện Tiểu Cần) xây dựng sản phẩm theo hướng đạt chuẩn VietGAP, với diện tích 27,6ha; HTX nông nghiệp Rạch Lọp (xã Tân Hùng, huyện Tiểu Cần) xây dựng liên kết sản xuất lúa ứng dụng công nghệ phân vi sinh, hữu cơ vi sinh với diện tích trên 100ha; HTX nông nghiệp Tân Thành tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị trên cây dừa kết hợp ứng dụng quy trình canh tác hữu cơ với diện tích trên 221ha…

Cũng theo ông Võ Quang Cường, để thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ cần gắn với tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm, cần tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nông dân hình thành các tổ hợp tác, HTX để hướng người dân vào sản xuất có liên kết, hàng hóa quy mô lớn, ổn định và đồng nhất về chất lượng, hiệu quả, đảm bảo kết nối - cung ứng thị trường.

Đối với các chính sách của Trung ương, tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp cần sớm triển khai; nhất là các chính sách hỗ trợ phát triển và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp theo chuỗi giá trị cho các nông sản hàng hóa chủ lực để nông dân - doanh nghiệp tiếp cận một cách nhanh nhất… các ngành và Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường cho HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành nghề nông thôn.

Bài, ảnh: HỮU HUỆ

 

Tin liên quan

Giải pháp thúc đẩy kinh tế tập thể, hợp tác xã

11/11/2020 01:00

Kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, THT) trên địa bàn tỉnh những năm qua đã và đang chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, nhất là nỗ lực của một số HTX, THT đã đổi mới sáng tạo, đa dạng hình thức sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh. Tại Đại hội đại biểu Liên minh HTX tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các sở, ngành tỉnh và địa phương đã đóng góp ý kiến và đề ra một số giải pháp thúc đẩy HTX, THT phát triển.

Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

28/07/2020 10:57

Tại kỳ họp thứ 16 - HĐND tỉnh Trà Vinh khóa IX đã thống nhất thông qua Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định một số chính sách hỗ trợ tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020. Việc sửa đổi này nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận hỗ trợ trong thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Liên kết hữu ích
  • Nên trồng Giống cà phê nào tốt
TIN CÙNG MỤC

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Duy trì, nhân rộng mô hình kinh tế hay, hiệu quả

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh và kế hoạch của Huyện ủy Cầu Ngang về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và chuyên đề hàng năm, nhiều cán bộ, đảng viên đã phát huy vai trò nêu gương, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, thực hiện “nói đi đôi với làm”... góp phần đạt kết quả quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh...

  • Xã Hòa Minh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
  • Xã Đại An đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục
  • Công bố Quyết định công nhận xã Long Vĩnh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục năm 2024
  • Xã Tân Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.