28/08/2024 09:42
Theo nông dân Thạch Xê, ấp Cầu Tre vụ lúa hè - thu năm 2024, năng suất lúa của gia đình có thể đạt gần 08 tấn/ha.
Lộ trình 13 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2020 (Quyết định số 606/QĐ-UBND, ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2018 - 2020). Năm 2023 xã tiếp tục được công nhận xã NTM kiểu mẫu (Quyết định số 1417/QĐ-UBND, ngày 28/7/2022 của UBND tỉnh Trà Vinh). Đặc biệt, trong thực hiện phấn đấu xây dựng Trà Vinh hoàn thành nhiệm vụ XDNTM trước năm 2025, Phú Cần là một trong 02 xã (cùng với xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè) được tỉnh chọn xây dựng mô hình xã NTM thông minh.
Đồng chí Đặng Quốc Đoàn, Chủ tịch UBND xã Phú Cần cho biết: xác định xây dựng xã NTM thông minh đòi hỏi nhiều tiêu chí cao. Để hoàn thành nhiệm vụ, trước nhất xã cần nâng cao các tiêu chí NTM kiểu mẫu, làm cơ sở và tiền đề để hướng đến xã NTM thông minh. Do vậy, sau khi đạt xã NTM kiểu mẫu và được công nhận NTM kiểu mẫu về giáo dục năm 2023 (giai đoạn 2021 - 2025, theo Quyết định số 968/QĐ-UBND, ngày 05/6/2024 của UBND tỉnh Trà Vinh) xã tiếp tục tập trung nâng cao các tiêu chí.
Xã Phú Cần có 08 ấp, với 3.120 hộ, 11.560 nhân khẩu. Xác định XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện và lâu dài; Đảng ủy xã xây dựng Nghị quyết, triển khai, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân, quyết tâm thực hiện XDNTM kiểu mẫu, hướng tới xã NTM thông minh.
Thực hiện Quyết định số 924/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong XDNTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021 - 2025; để thống nhất cách thức triển khai xây dựng mô hình thí điểm chuyển đổi số trong XDNTM, hướng tới NTM thông minh, ngày 29/5/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 3445/BNN-VPĐP, hướng dẫn tạm thời về triển khai xây dựng mô hình thí điểm xã NTM thông minh, xã thương mại điện tử. Đối với xã NTM thông minh: ngoài các xã đã được Trung ương chọn thí điểm xây dựng mô hình xã NTM thông minh (theo Quyết định số 969/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 16/3/2023 và Quyết định số 1824/QĐ-BNN-VPĐP, ngày 11/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xã được chọn xây dựng thí điểm mô hình xã NTM thông minh, phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện: - Xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 (hoặc được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2016 - 2020, nhưng đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn các tiêu chí của xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025); - Xã có khả năng áp dụng các công nghệ thông tin và công nghệ số trong lĩnh vực nổi trội (tối thiểu 50% số hộ dân có kết nối internet và có thể vận động, huy động đơn vị cung cấp dịch vụ số); - Xã có cơ sở vật chất và nguồn nhân lực đảm bảo điều kiện và trình độ để ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số và các nền tảng số; - 100% cán bộ, công chức của xã sử dụng điện thoại thông minh, có sử dụng hộp thư điện tử công vụ và văn phòng điện tử để phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo, chia sẻ thông tin và giải quyết nhiệm vụ chuyên môn; - Xã có tỷ lệ dân số theo độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt tối thiểu 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; tối thiểu 80% đối với các xã còn lại; - Chính quyền địa phương sẵn sàng bố trí nguồn lực và cam kết triển khai mô hình xã NTM thông minh.
|
Với thế mạnh và tiềm năng, Phú Cần tập trung thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, từ đầu năm 2023 đến nay, nông dân chuyển đổi 31ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện giá trị sản xuất đất nông nghiệp đạt 121 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, xã Phú Cần đã phát huy hiệu quả sản xuất lúa vùng kênh nổi bê-tông, diện tích 110ha. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 75 triệu đồng/năm. Hiện xã còn 14 hộ nghèo và 72 hộ cận nghèo (14 hộ nghèo và 20 hộ cận nghèo không có khả năng lao động).
Kết quả đạt được là nhờ xã Phú Cần thực hiện cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong XDNTM; gắn phát triển nông thôn với đô thị; môi trường sinh thái được bảo vệ; xã Phú Cần phấn đấu thực hiện hoàn thành mô hình xã NTM thông minh giai đoạn 2024 - 2025.
Đảng bộ xã có 16 chi bộ trực thuộc, với tổng số 277 đảng viên; trong lãnh đạo điều hành, Đảng bộ kế thừa những thành quả đạt được trong XDNTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, hướng tới NTM thông minh. Bên cạnh đó, cùng với quyết tâm của toàn Đảng bộ xã, sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hài lòng và tham gia của Nhân dân, từ đó tạo thuận lợi cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện XDNTM thông minh của xã.
Hướng tới mô hình NTM thông minh, hiện Phú Cần đã tạo nền tảng vững chắc, xã có nhiều mô hình sản xuất thông minh, ứng dụng công nghệ cao, xã chọn ấp Sóc Tre và Đại Trường làm điểm để trồng dưa lưới trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, có 04 hộ thực hiện, diện tích 0,45ha, việc áp dụng công nghệ mang lại hiệu quả tích cực trong sử dụng nước, vừa kết hợp tưới vừa bón phân, giảm lượng phân bón trong quá trình sử dụng, tăng hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng, giảm được một số bệnh thường gặp trên dưa lưới, tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí lao động, tăng thu nhập cho người dân.
Hiện trên địa bàn ấp có 798/974 người dân sử dụng thiết bị điện tử thông minh: điện thoại di động, máy tính bảng, laptop… chiếm 81,93%. Qua đó, người dân tiếp cận được thông tin về chủ trương, chính sách, an ninh trật tự, kỹ thuật, thủ tục hành chính, hoặc tiền điện, tiền nước... trên app, cổng thông tin điện tử Trà Vinh, mạng xã hội chính thống.
Về thông minh trong sản xuất, xã có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao: sản xuất lúa vùng kênh nổi bê-tông, diện tích 110ha, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị cung ứng giống, vật tư đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm thông qua Hợp tác xã nông nghiệp Phú Cần ký kết với các công ty. Mô hình sử dụng kỹ thuật tưới nước ngập - khô xen kẽ do Trường Đại học Trà Vinh tài trợ.
Nói về sản xuất lúa thông minh, nông dân Thạch Xê, ấp Cầu Tre có 1,5ha chuyên sản xuất lúa thuộc khu vực kênh nổi bê-tông. Ông Thạch Xê chia sẻ: với thành tựu của công nghiệp 4.0, cùng với nông dân ở đây được hưởng lợi từ kênh nổi bê-tông, tất cả các vụ lúa trong năm năng suất lúa của nông dân đều đạt trên 07 tấn/ha.
Hợp tác xã nông nghiệp Phú Cần sử dụng nền tảng số trong quản lý và điều hành như: sử dụng nền tảng quản lý tài chính, xuất hóa đơn điện tử trong quá trình hoạt động kinh doanh... Đặc biệt, xã Phú Cần có 06 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, các sản phẩm có vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm; có thương hiệu sản phẩm, có bao bì, nhãn mác theo quy định; có kênh phân phối ổn định và hiệu quả trên sàn giao dịch điện tử.
Về chuyển đổi số, xã có dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp ở mức độ 4. Năm 2023, xã tiếp nhận và giải quyết 506/512 hồ sơ trực tuyến, đạt 98,83%; có 03/03 công chức phụ trách bộ phận một cửa, được đánh giá đạt ở mức 4 về dịch vụ hành chính công điện tử; có 17/17 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động tham gia đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số trên cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp (dbi.gov.vn), đạt 100%; có 100% doanh nghiệp áp dụng nền tảng số quản lý tài chính phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, Phú Cần thành lập 08 Tổ công nghệ số cộng đồng tại 08 ấp, với 40 thành viên (theo Quyết định số 1008/QĐ-UBND, ngày 07/9/2022 của UBND xã Phú Cần); xã có 19/19 cơ sở dân sinh, kinh tế - xã hội: cơ quan, trường học, trạm y tế, bưu điện, nhà văn hóa xã, ấp… đã được gán địa chỉ số trên nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số.
Với những kết quả đạt được về xã NTM thông minh của Phú Cần, căn cứ Công văn số 3445/BNN-VPĐP, ngày 29/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn tạm thời về triển khai xây dựng mô hình thí điểm xã NTM thông minh, xã thương mại điện tử, hiện đã đáp ứng các tiêu chí.
Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN
Bình Phú là 01 trong 03 xã của huyện Càng Long có đông đồng bào Khmer; có 10 ấp, với 3.884 hộ, dân số 14.645 người; trong đó, hộ dân tộc Khmer 1.037 hộ, chiếm 26,71% dân số, tập trung ở 03 ấp Nguyệt Lãng A, Nguyệt Lãng B và Nguyệt Lãng C. Phần lớn hộ dân tộc Khmer sồng bằng nghề sản xuất nông nghiệp.