• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Bảy, ngày 05/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Kinh tế Xây dựng nông thôn mới

Diện mạo xã nông thôn mới vùng đồng bào Khmer

29/04/2022 15:48

Năm 2021 và 04 tháng đầu năm huyện Cầu Ngang có thêm 05 xã vùng đồng bào Khmer đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) gồm: Nhị Trường, Thuận Hòa, Thạnh Hòa Sơn, Trường Thọ, Long Sơn. Đây là “kỳ tích ” trong XDNTM gắn với giải quyết việc làm, xóa nghèo trong vùng dân tộc Khmer trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

 

Hương lộ 13 đoạn thuộc xã Kim Hòa.

 

Năm 2021 là năm nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Song được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành; sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể và sự đồng thuận của Nhân dân, huyện Cầu Ngang có thêm 03 xã Nhị Trường, Thuận Hòa, Thạnh Hòa Sơn đạt 19/19 tiêu chí NTM. Đến tháng 4/2022, Trường Thọ, Long Sơn “về đích” NTM.

Đổi thay lớn nhất 05 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 là kết cấu hạ tầng được đầu tư khang trang, các tuyến đường nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; hệ thống thủy lợi, kênh mương được xây dựng đảm bảo phục vụ sản xuất và dân sinh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện; hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; tỷ lệ hộ nghèo của các xã giảm còn dưới 4%; tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn đạt trên 90%; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,6-100%, thu nhập bình quân đầu người năm 2021 của 03 xã đều đạt trên 52 triệu đồng/người/năm… 

Ông Thạch Dương, cán bộ hưu, xã Long Sơn phấn khởi nhận xét: so với trước đây, hiện nay đời sống đồng bào Khmer đổi thay rất nhiều. Giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng khang trang, đường làng ngõ xóm thông thoáng; điện, nước sinh hoạt về từng nhà; y tế, giáo dục phát triển vượt bậc; con em người dân tộc ngày nay là thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư… rất nhiều. Đặc biệt, những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về XDNTM kết cấu hạ tầng phúc lợi phục vụ đời sống dân sinh được đầu tư nhiều hơn, tạo nên diện mạo mới, sức sống mới cho vùng dân tộc Khmer.

Hòa Thượng Thạch Son, Chủ tịch danh dự Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện, Sư cả chùa Chêk ChRum (chùa Mới) xã Kim Hòa cho biết: với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư trong vùng đồng bào Khmer, các chính sách hỗ trợ đồng bào Khmer phát triển sản xuất, tạo việc làm, xuất khẩu lao động… đã góp phần giúp người dân thoát nghèo, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng lên.

Ông Nguyễn Văn Trãi, Trưởng Ban Dân vận - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Cầu Ngang cho rằng, quán triệt phương châm “người dân nông thôn là chủ thể trong XDNTM” trên tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, các cấp, ngành, địa phương trong huyện tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về chủ trương, mục đích, yêu cầu của công tác XDNTM; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, quyết liệt, qua đó tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và toàn dân; phát động các phong trào thi đua XDNTM bằng nhiều hình thức thiết thực, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ, mục tiêu XDNTM với các cuộc vận động, các phong trào thi đua của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội và các hội đặc thù.

Thực tế qua kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đối với kết quả XDNTM của 05 xã vùng dân tộc Khmer vừa đạt chuẩn NTM tỷ lệ người dân hài lòng đều đạt trên 99%. Ông Trần Vân Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Trường Thọ, cho biết: là xã nghèo của huyện Cầu Ngang, thuộc Chương trình 135 giai đoạn III của Chính phủ.

Toàn xã có 2.511 hộ, đồng bào dân tộc Khmer chiếm 73,56%. Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy Cầu Ngang về XDNTM, từ năm 2020 đến nay, Đảng bộ xã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả, như các mô hình: “Tổ tiết kiệm tín dụng phụ nữ” của Hội Liên hiệp phụ nữ; “sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm chất lượng cao” của Hội Nông dân; “Đồng tiền, đồng đội” của Hội Cựu chiến binh; “Vận động ĐVTN học nghề, giải quyết việt làm gắn với xuất khẩu lao động” của Đoàn thanh niên... Từ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, năm 2021 giảm còn 1,94%, giảm 7,62% so với năm 2020. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người xã Trường Thọ đạt 52,4 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay xã đã tập trung tuyên truyền vận động gia đình và các mạnh thường quân, nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng 224 căn nhà. Trong này có 88 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà đồng đội; 126 căn nhà theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và 10 căn theo Nghị quyết số 04 với tổng số tiền hơn 06 tỷ đồng, trong này vốn các chương trình lồng ghép hơn 4,8 tỷ đồng, vốn vay tín dụng 1,2 tỷ  đồng. Toàn xã hiện có 1.965/2.511 căn nhà đạt chuẩn Bộ Xây dựng, chiếm78%, đạt tiêu chí 9 về Nhà ở dân cư. Hiện trên địa bàn xã không có nhà tạm, nhà dột nát và không phát sinh hộ không có đất ở trước 03 năm.

Ông Nguyễn Văn Ngà, Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang, đánh giá: qua thực hiện các giải pháp về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân vùng đồng bào Khmer, đến cuối năm 2021 các xã vùng đồng bào Khmer đạt mục tiêu 100% tuyến đường liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa, có 58,48% tuyến đường trục nội ấp, liên ấp được cứng hóa đạt chuẩn NTM. Hệ thống lưới điện tiếp tục phát triển có 99,6% hộ Khmer sử dụng điện thường xuyên, 99,22% hộ Khmer sử dụng nước hợp vệ sinh, có 07/08 xã có đông đồng bào dân tộc có chợ phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa…

Bà Trần Thị Kim Chung, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang chia sẻ: năm 2021 và 04 tháng đầu năm huyện Cầu Ngang có thêm 05 xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào Khmer “về đích” NTM - đây là “kỳ tích” trong XDNTM gắn với giải quyết việc làm, xóa nghèo vùng đồng bào Khmer. Kết quả nổi bật này có sự đóng góp quý báu của cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể người dân tộc Khmer, các vị chức sắc trong Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện, các vị sư cả, đại diện ban quản trị chùa Khmer trong huyện đã góp phần đưa kinh tế huyện nhà tiếp tục phát triển, nhất là trong công tác xóa nghèo và XDNTM. Hiện nay, huyện Cầu Ngang còn 415 hộ nghèo, chiếm 1,11% so tổng số hộ toàn huyện, trong đó hộ nghèo Khmer giảm 3,76% so năm 2020; hộ cận nghèo giảm 1,37% so năm 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt 55,19 triệu/người/ năm.

   

 

Năm 2022 và những năm tiếp theo, bà Trần Thị Kim Chung kêu gọi và mong muốn quý vị sư sãi, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ người dân tộc Khmer nói riêng và các tầng lớp Nhân dân trong huyện nói chung, tiếp tục phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết, tính năng động, sáng tạo, phấn đấu vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh- sạch- đẹp, cùng với Đảng bộ, dân, quân huyện nhà thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong năm 2022, đặc biệt là xây dựng thành công huyện NTM.

 
 


Bài, ảnh: ĐÌNH CẢNH

TIN CÙNG MỤC

Phụ nữ huyện Duyên Hải tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Duy trì, nhân rộng mô hình kinh tế hay, hiệu quả

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh và kế hoạch của Huyện ủy Cầu Ngang về thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và chuyên đề hàng năm, nhiều cán bộ, đảng viên đã phát huy vai trò nêu gương, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, thực hiện “nói đi đôi với làm”... góp phần đạt kết quả quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh...

  • Xã Hòa Minh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
  • Xã Đại An đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục
  • Công bố Quyết định công nhận xã Long Vĩnh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục năm 2024
  • Xã Tân Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.