• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Hai, ngày 12/05/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Xã hội

Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông nghiệp

25/05/2022 17:56

Cuối tuần qua, tại Đồng Tháp đã diễn ra diễn đàn kết nối du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ chủ đề “Hợp tác và hành động”, tại diễn đàn các nhà khoa học, các doanh nghiệp… đã chia sẻ nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp khu vực ĐBSCL.

 

 
Phó Giáo sư - Tiến sĩ
Nguyễn Thị Vân Hạnh
 

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hạnh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: từ thực trạng chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp ĐBSCL hiện nay đang tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, từ dạng mới hình thành ý tưởng, dạng đang hiện diện các yếu tố tiềm năng cho liên kết chuỗi cho tới dạng đã có những liên kết chuỗi nhất định. Ở dạng thứ ba, một số mô hình thể hiện tính chuỗi khá rõ đã đem lại hiệu quả cao trong hoạt động du lịch nông nghiệp. Qua đó, lợi ích của các bên tham gia được gia tăng đáng kể. Những mô hình này cần được hoàn thiện và nhân rộng. Mối quan hệ giữa người dân, chính quyền và doanh nghiệp được xem như ba trụ cột tạo nền móng, có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch nông nghiệp bền vững. Hiện tại mối quan hệ này đã hình thành, nhưng tính chặt chẽ, hệ thống và hữu cơ đối với hoạt động du lịch nông nghiệp thì chưa thể hiện rõ.

Theo đó, nhằm nâng cao chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp ĐBSCL, cần phát huy liên kết hợp tác giữa ĐBSCL với Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo ra các chương trình tour du lịch giới thiệu chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp. Phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch, phát triển các sản phẩm tour, tuyến liên vùng; tiếp thị hình ảnh địa phương với bên ngoài, xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch, kết nối với thị trường nguồn khách, tiếp nhận tư vấn cải tiến xây dựng sản phẩm phù hợp như cầu thị trường… Mặt khác, cần xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích liên kết du lịch nông nghiệp (vốn, tư vấn) và phát triển hạ tầng, kết nối giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch tại ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, cần quan tâm thực hiện “Thông điệp 5K” để thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp ĐBSCL gồm: Khởi tạo, Khai thông, Kết nối hạ tầng, Khác biệt độc đáo và Khoa học công nghệ.

 
Thạc sĩ Phan Đình Huê.  

Thạc sĩ Phan Đình Huê, chuyên gia tư vấn phát triển du lịch ĐBSCL: du lịch nông nghiệp xuất hiện ở châu Âu và trở nên phổ biến từ những năm 80 của thế kỷ 20 với các trang trại trồng cây ăn trái, hoa màu, chăn nuôi gia súc… So với các nước, thì Việt Nam chưa có các trang trại lớn, tách biệt với khu dân cư, mà chủ yếu là các hộ dân “03 trong 01” (vừa cư trú, trồng trọt và chăn nuôi).

ĐBSCL có diện tích hơn 40.000km², với các vùng thổ nhưỡng đặc trưng khác nhau, sản vật cũng khác nhau. Nhìn tổng thể, ĐBSCL giống như bức tranh xinh đẹp với cảnh đồng quê, sông nước, xóm ấp, chùa chiềng hòa quyện nhau. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển du lịch nông nghiệp ở ĐBSCL chủ yếu do nông dân đảm nhận, vì vậy họ mới phát triển được các sản phẩm đơn giản phục vụ tham quan, trải nghiệm cho khác du lịch trong ngày. Các sản phẩm cần đầu tư có chiều sâu, có lưu trú hay định hướng vào thị trường quốc tế, khách chi tiêu cao, đều vượt quá năng lực của nông dân.

Bên cạnh đó, số lượng các nhà vườn, trang trại có làm du lịch nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số nhà vườn, trang trại ở ĐBSCL. Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường có nguồn lớn, là nơi có các hãng lữ hành có nhiều chuyên gia am hiểu về thị trường và sản phẩm, thì lại ít tham gia phát triển các điểm du lịch nông nghiệp ở ĐBSCL. Do đó, việc liên kết giữa Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có năng lực về chuyên môn, vốn và thị trường với vùng ĐBSCL giàu tài nguyên thiên nhiên là việc làm cần được thúc đẩy trong thời gian tới.

Để việc liên kết này trở thành hiện thực, cần thiết phải có chính sách hỗ trợ vốn, đất đai và chính sách thuế cho nhà đầu tư. Trong đó, quan trọng là cho phép xây dựng các cơ sở lưu trú nhỏ, thân thiện với môi trường ở các trang trại nông nghiệp để đón khách du lịch.

 
  Bà Lê Thị Bé Bảy.

Bà Lê Thị Bé Bảy, tư vấn du lịch nông nghiệp thành phố Cần Thơ: ĐBSCL có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, trong đó du lịch nông nghiệp là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với tình hình hiện nay. Khi làm du lịch nông dân sẽ được tiếp cận nhiều kiến thức mới, kinh nghiệm giao tiếp và nâng cao giá trị nông sản của mình. Cụ thể, ở Cồn Sơn, thành phố Cần Thơ nhà vườn phục vụ khách tham quan và bán trái cây tại vườn, thu nhập cao hơn 300% so với lúc chưa làm du lịch.

Theo tôi, du lịch nông nghiệp ở ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang diễn ra liên kết tốt. Nhưng muốn tốt hơn nữa chúng ta nên xác định chủ thể. Đóng vai trò chính trong việc nâng cao chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp phải là nông dân tham gia làm du lịch. Trong đó, 02 yếu tố chính cần tập trung khai thác, đó là sự cố gắng nỗ lực của nông dân chiếm tỷ lệ 70% sự thành công trong chuỗi sản phẩm du lịch nông nghiệp. Người dân phải quyết tâm chuyển đổi từ mô hình nông nghiệp sang mô hình du lịch nông nghiệp. Thứ hai là việc định hướng, hỗ trợ từ các cấp chính quyền chiếm tỷ lệ 30% cho sự thành công của du lịch nông nghiệp, thông qua việc ban hành cơ chế, chính sách, trang bị chuyên môn nghiệp vụ và hỗ trợ xúc tiến sản phẩm cho người nông dân…

 Bài, ảnh: BÁ THI

Tin liên quan

Du lịch Trà Vinh: Thuận thiên để phát triển bền vững

09/06/2022 05:23

Nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt với các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long, giúp người dân nông thôn tăng thu nhập, góp phần thay đổi mạnh mẽ bộ mặt vùng nông thôn, những năm gần đây, tỉnh Trà Vinh chủ trương phát triển nhiều mô hình du lịch "thuận thiên" gắn kết với chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM.

Liên kết hữu ích
  • Đặt phòng Resort ở Nha Trang Traveloka
  • Top Ten Travel giá tour dubai
  • Tư vấn ve may bay di phan lan mới
  • đặt phòng Resort Hồ Tràm giá tốt
  • Săn ưu đãi Sale 10.10 Traveloka
  • Tour Đà Nẵng 3 Ngày 2 Đêm Dulichviet24h
  • Nhà màng trồng rau
TIN CÙNG MỤC

30 học sinh đạt giải cao Hội thi viết bài giới thiệu sách

6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

Năm 2025, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước sẽ tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm đến hết ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

  • Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Trà Vinh tổ chức Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569
  • Công an Trà Vinh triển khai thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính
  • Hội thi Rung chuông vàng tại Trường Dân tộc nội trú THCS huyện Càng Long
  • Trao 22 giải cuộc thi “Hùng biện và kể chuyện bằng tiếng Anh” cấp tiểu học
Tin Nổi Bật

Bế mạc Giải Pickleball các câu lạc bộ năm 2025

Phát huy hiệu quả mô hình “Tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức phòng ngừa và tố giác tội phạm”

LĐLĐ tỉnh tổ chức Gameshow “Tan ca vui - khỏe” thứ 2

Phòng An ninh chính trị nội bộ phát huy truyền thống, thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Tuyên truyền những điểm mới về Luật BHXH, Luật BHYT năm 2024 cho ĐVCĐ, CNLĐ

Thông qua ứng dụng VNeID người dân cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013

Khởi sắc xã nông thôn mới kiểu mẫu Phú Cần

30 học sinh đạt giải cao Hội thi viết bài giới thiệu sách

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.