• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Tư, ngày 02/07/2025
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Văn hóa - Thể thao

Tiếng hú

19/06/2020 09:19

Truyện dài “Tiếng hú” của tác giả, Họa sĩ Phong Ba do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn và Công ty TNHH TM & DV-VH Hương Trang liên kết xuất bản.

 

Truyện dài “Tiếng hú” có 641 trang, khổ 16 x 24cm; bìa được chính tác giả trình bày. Truyện dài “Tiếng hú” được tác giả phân thành 99 đoạn, mỗi đoạn được tác giả mở bài bằng những thơ ca, hò vè, ca dao, đồng dao, hát ru… dẫn chuyện quen thuộc, tạo cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên, đậm chất miền sông nước Nam Bộ. Tác giả khắc họa lên hình ảnh thật thà, chất phác của con người miền sông nước Nam Bộ giàu lòng mến khách. Cái tình làng nghĩa xóm gắn bó như ruột rà máu thịt. Cái thuở sông nước miền Tây Nam Bộ còn hoang sơ, cư dân khắp nơi ngược xuôi bằng những chiếc thuyền bườm, xuồng chèo trao đổi hàng hóa, chày lưới trên sông. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới và những “tiếng hú” báo tin vui, cả những “tiếng hú” bi thương gọi nhau đi cứu nạn… tên cây, tên đất, tên sông, tên bến, tên người… rất mộc mạc, gắn liền nhau rất gần gũi và thân quen như những địa danh, Cái Khế, Cái Bần, Gò Công, Gò Cát, Đồng Miên, Đồng Tháp, Bến Tre, Bến Gừa, Cồn Ngao, Cồn Nhàn, sông Ông Đốc, đầm Bà Tường, phá Nước Trong… cư dân mở đất lập làng, những căn chòi lá núp dưới tàng cây mắm, cây đước, cây bần… xóm làng, vườn tược, nương rẫy, ruộng đồng lớn dần lấn các khu rừng bạt ngàn vùng sông nước.

Thế rồi, cuộc sống bình dị của người dân sông nước miền Tây Nam Bộ đảo lộn bởi chiến tranh, đạn bom quân xâm lược ngày đêm tàn phá. Dân làng sông nước miền Tây Nam Bộ trở thành lực lượng cách mạng kháng chiến chống giặc ngoại xâm và chính quyền tay sai bán nước. Vùng sông nước miền Tây Nam Bộ trở thành căn cứ cách mạng của cả miền Nam. Tác giả thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước qua những hình ảnh đẹp bình dị của con người vùng sông nước Nam Bộ dành cho nhau trong hoàn cảnh đất nước dưới thời bom đạn của quân xâm lược và ngụy quyền bằng những từ ngữ mộc mạc, chân phương, đậm chất miền Tây của vùng sông nước đồng bằng Nam Bộ. 

Truyện dài “tiếng hú” tác giả đã khơi lại nỗi buồn chiến tranh mà đất nước con người Việt Nam nói chung và con người vùng sông nước miền Tây Nam Bộ nói riêng phải gánh chịu suốt hàng chục năm ròng rã. Nỗi lòng của tác giả “Buồn vì đất nước mình và thế giới này luôn ước mơ hạnh phúc, nhưng xem ra “con ngáo ộp chiến tranh” vẫn chưa buông tha”... đó là cảm hứng cho “Tiếng hú” của tác giả, Họa sĩ Phong Ba.

Xin trích một đoạn lời tác giả: “… Là họa sĩ ngấp nghé tám mươi, tay tôi không còn cầm cọ vẽ được nữa, lại trót yêu văn học nên mấy năm nay tôi thử viết truyện ký. Các bạn đọc thấy được rồi khuyến khích. Lần này, tôi đánh bạo viết một quyển truyện dài thử xem sao - múa rìu qua mắt thợ cũng ớn chứ, nhưng tôi tự tin và dặn lòng… “mình đừng ăn cắp văn của người khác” - “tội lắm!” - thế là tôi cặm cụi viết theo lòng mình, nghĩ sao viết vậy. Chẳng hạn như bài thơ dẫn chuyện trong quyển truyện này”.

Bài, ảnh: HUỲNH NỔI

  

Ái duôi
 
sinh ra đã thuôn dài
vuông vắn 
giản dị nào hơn
sắc màu đen trắng
 
đỏng đảnh đu đưa
ranh mãnh điệu đàng
là bạn của trăm hoa
và chí cốt của riêng em
 
chiếc khăn rằn em choàng em tắm
đội nắng lau mồ hôi
e ấp tình yêu 
khăn rằn che đôi môi
mỉm cười... anh không thấy
Ái duôi...
 
Về văn phòng hai thì văn phòng xã ủy đã chuyển về văn phòng một. Loáng chốc, Hà đã tắm thay bộ đồ khô, từ nhà sau bước ra nói:
- Mấy anh nghe Đài Giải phóng nè, chắc có tin chiến thắng Bắc Nước Trong xứ mình quá.
Hà mở lớn chiếc radio nhỏ trong lòng bàn tay, để lên bàn. Mọi người chăm chú lắng nghe. Đúng là qua vài bản tin thì đến mẩu tin ngắn... Quân dân Bắc Nước Trong, qua một ngày đêm chiến đấu đã loại hơn 50 tên địch. Cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, xin bà con đón nghe các bản tin mới của Đài Phát thanh Giải phóng chúng tôi...". Hà vui vẻ nói:
- Anh em mình chia tay ở đây. Chắc ngoại và dì trông em lắm!
Sau khi chia tay, nhóm Thành, Li, Thảo rẽ theo đường làng về đơn vị. Hà đi thẳng lên bờ về xóm Kinh. Tiếng hú lảnh lót, trong vắt cất lên. Li vui vẻ nói.
- Tiếng hú của chị Hà báo tin vui về xóm đó.
Năm giờ chiều, Hội phụ nữ, đoàn ủy, xã đội tổ chức liên hoan mừng tiểu đoàn đặc công thủy vượt thoát thắng lợi an toàn. Cuộc liên hoan rất vui, kéo dài đến khuya. Thêm một lần nữa Hà và anh chị em thanh niên nam nữ đã góp công thắt chặt nghĩa tình giữa bộ đội đặc công thủy với du kích và bà con Bến Gừa.
Anh chị em trong Văn phòng Thành ủy nể phục một già, một trẻ can trường, cân sức. Thế mới biết thế nào là nghĩa tâm giao, tâm đồng ý hợp trong công cuộc kháng chiến gian lao đây hiển hách.

Tin liên quan

Bài ca giải phóng

24/02/2022 10:34

PHONG BA

"Bảy ngày sống bên Bác"

24/02/2022 09:56

…Tôi nguyện với lòng: “Mình phải vẽ chân dung Bác cho thật đẹp để Người sống mãi với ngôi Đền, sống mãi với Nhân dân Long Đức!”.

Liên kết hữu ích
  • Sáu kẻ tình nghi đọc hiểu
TIN CÙNG MỤC

LỊCH SỬ SANG TRANG!

BÂNG KHUÂNG MÙA PHƯỢNG

TRẦN VĂN THÁI

  • Hội Văn học Nghệ thuật tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
  • Đoàn Việt Nam xếp thứ Nhất Giải vô địch Muay châu Á
  • Phú Quốc vào top 03 hòn đảo đẹp nhất châu Á - Thái Bình Dương năm 2025
  • Công an tỉnh Trà Vinh trao giải bóng chuyền lần thứ XXVI năm 2025
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.