• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Ba, ngày 20/05/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Văn hóa - Thể thao

Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ

11/08/2021 08:21

Với khát vọng tái hiện bức tranh đa sắc của Lễ hội dân gian của người Khmer Nam Bộ, 02 tác giả Lâm Quang Vinh và Tiền Văn Triệu đã hợp soạn công trình Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Sách do NXB Khoa học Xã hội ấn hành 2015.

 

 

Lễ hội là hoạt động được tổ chức nhằm tôn vinh thần linh, tôn giáo; những sự kiện chính trị văn hóa, xã hội có tính chất thiêng liêng của một cộng đồng xã hội, diễn ra trong một không gian và thời gian cụ thể.

Có nhận định cho rằng: “Dân tộc nào còn duy trì được hình thức sinh hoạt dân gian, dân tộc đó có nền văn hóa phong phú”. Bởi, lễ hội quy tụ mọi sinh hoạt văn hóa tinh thần, vật chất được sàng lọc, duy trì và liên tục bồi đắp qua nhiều đời, khiến ta có cảm giác lễ hội là một “bảo tàng sống” về văn hóa dân gian của các dân tộc. Đến với lễ hội truyền thống dân gian Khmer Nam Bộ chính là cuộc hành trình văn hóa du lịch để tìm hiểu nền nghệ thuật dân gian của người Khmer Nam Bộ.

Với khát vọng tái hiện bức tranh đa sắc của Lễ hội dân gian của người Khmer Nam Bộ, 02 tác giả Lâm Quang Vinh và Tiền Văn Triệu đã hợp soạn công trình Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ. Sách do NXB Khoa học Xã hội ấn hành 2015. Sách dày 398 trang, chia làm 3 chương.

Chương 1, tác giả khái quát về người Khmer Nam Bộ trên các bình diện như: số lượng, nguồn gốc tộc người, đặc điểm cư trú, trang phục, nhà ở, tiếng nói và chữ viết, hôn nhân và gia đình, sân khấu, nghệ thuật dân gian của người Khmer Nam Bộ. Bên cạnh đó nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến đặc trưng Văn hóa truyền thống của người Khmer Nam Bộ trên những khía cạnh như: Tín ngưỡng tôn giáo, Chùa trong văn hóa Khmer Nam Bộ và Văn hóa lễ hội.

Đi sâu vào việc mô tả lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ là nội dung chính của chương 2. Trong chương này, hai nhà nghiên cứu về Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ từ cái nhìn lý luận qua những luận điểm lớn là: Lễ hội và hệ thống lễ hội của người Khmer Nam Bộ; Lễ hội của người Khmer Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa dân gian. Tiếp đó là mô tả những lễ hội lớn của người Khmer, như: Ok-Om-bok, Sêne Đolta, Chol Chhnam Thmây) và những lễ hội đặc trưng ở nhiều địa phương như: Lễ hội Phước biển, Lễ hội cầu an, Lễ hội Đạp Cồng - thác Côn, Lễ hội Đua bò, Lễ cúng Neak Tà xưa và nay.

Với chương 3, về công tác bảo tồn những giá trị truyền thống của người Khmer Nam Bộ qua các lễ hội truyền thống. Lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ - những giá trị truyền thống cần gìn giữ là tiêu đề của chương ba được các nhà nghiên cứu cụ thể hóa qua các luận điểm lớn như: Hệ thống nghi lễ qua lễ hội và Những giá trị văn học dân gian cần giữ gìn qua lễ hội. Ở luận điểm Hệ thống nghi lễ qua lễ hội người nghiên cứu qua việc tìm hiểu những Nghi lễ truyền thống xuất phát từ tín ngưỡng dân gian và các nghi thức liên quan trực tiếp đến Phật giáo Nam Tông đã đề xuất việc gìn giữ những nét đẹp văn hóa độc đáo của người Khmer Nam Bộ.

Không chỉ nghiên cứu những nghi lễ độc đáo người nghiên cứu còn đi sâu vào những giá trị văn học dân gian cần giữ gìn qua lễ hội. Bằng những tác phẩm truyện dân gian sưu tầm điền dã, tác giả đã minh chứng văn học dân gian góp phần lý giải nguồn gốc lễ hội và đó là một kiểu truyện mới về nguồn gốc lễ hội trong kho tàng văn học dan gian Khmer Nam Bộ.

Cuối công trình là phần kết kết luận và Tài liệu tham khảo. Để gia tăng tính khoa học cho công trình các tác giả có đến 4 phụ lục. Đó là các văn bản văn học dân gian được sưu tầm điền dã và những hình ảnh liên quan đến lễ hội truyền thống, nhà ở, sinh hoạt văn hóa của người Khmer sưu tầm ở Nam Bộ.

Là tài liệu tham khảo hữu ích, nhất là đối với những nhà nghiên cứu dân tộc học và những độc giả quan tâm đến văn hóa Khmer nói riêng, văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam nói chung. Cuốn sách giúp bạn đọc có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những lễ hội tiêu biểu của dân tộc Khmer Nam Bộ và đồng bào Khmer có điều kiện hiểu sâu hơn những giá trị văn hóa truyền thống đáng tự hào của dân tộc mình, từ đó nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị đó, loại bỏ dần những truyền thống lạc hậu, tiêu cực, nhằm đưa dân tộc Khmer và văn hóa Khmer Nam Bộ phát triển.

                      TRẦM THANH TUẤN

Tin liên quan

Giáo trình văn hóa Khmer của Trường Đại học Trà Vinh

06/10/2021 05:44

Trong số 13 tỉnh, thành ĐBSCL thì người Khmer sinh sống nhiều nhất ở Sóc Trăng, Trà Vinh, kế đến là Kiên Giang, Bạc Liêu, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau…

Liên kết hữu ích
  • Phân tích Bàn tay yêu thương
TIN CÙNG MỤC

MÙA HOA SAO

Khởi tranh Giải Billiards Carom 3 băng cúp thế giới 2025

Ngày 19/5, tại nhà thi đấu Nguyễn Du, Liên đoàn Billiards & Snooker Thành phố Hồ Chí Minh (HBSF) tổ chức khởi tranh Giải Billiards Carom 3 băng cúp thế giới năm 2025. Giải quy tụ các cơ thủ tốt nhất thế giới đến từ 19 quốc gia, vùng lãnh thổ, hứa hẹn mang đến những màn tranh tài sôi nổi và hấp dẫn.

  • Khai mạc giải Petanque đồng đội toàn quốc năm 2025
  • Giải vô địch quốc gia và giải vô địch trẻ quốc gia Kurash 2025: Thành phố Hồ Chí Minh bảo vệ ngôi vô địch toàn đoàn
  • Cầu mây Việt Nam kết thúc Cúp châu Á 2025 với 02 HCĐ
  • Xác định 16 đội dự World Cup 2025: Đông Nam Á 2 đại diện
Tin Nổi Bật

Trà Cú nỗ lực phát triển trong giai đoạn mới

LĐLĐ tỉnh tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Sinh hoạt chính trị kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hành trình cách mạng của Bác Hồ ở Thái Lan

Hồ Chí Minh mạch nguồn và ánh sáng

Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giới thiệu đoàn viên là công nhân tiêu biểu cho Đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp

Thị xã Duyên Hải: Khen thưởng 05 tập thể, 15 cá nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW

Huyện Duyên Hải: Tặng giấy khen cho 21 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.