12/05/2023 14:52
Quang cảnh buổi làm việc.
Thực hiện 03 Chương trình MTQG về XDNTM, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Trà Vinh được phân bổ 882,836 tỷ đồng, tỉnh đã giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện 03 chương trình MTQG là 882,836 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Vốn ngân sách tỉnh đối ứng giai đoạn 2021 - 2025 là 550 tỷ đồng. Đến ngày 04/5/2023, tỉnh giải ngân vốn ngân sách trung ương là 43,831/468,596 tỷ đồng, đạt 9,35%.
Đồng chí Tạ Thị Yên, thành viên Đoàn giám sát Quốc hội đặt vấn đề phân công công việc, kiểm tra giám sát việc thực hiện chương trình MTQG tại các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
Chương trình MTQG XDNTM: toàn tỉnh có 06/09 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM. 02 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải đạt 09/09 tiêu chí huyện NTM, đang hoàn thiện hồ sơ, chờ Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 29 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 632/641 ấp đạt chuẩn ấp văn hóa và ấp NTM (tăng 24 ấp so với cuối năm 2021), đạt 98,6%.
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: theo chuẩn nghèo đa chiều, năm 2022, tỉnh giảm 4.803 hộ, giảm 1,68% tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2021, vượt 1,18% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Hộ cận nghèo giảm 6.310 hộ, giảm 2,20% so với năm 2021.
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: năm 2022, tỉnh thực hiện giảm 1,31% hộ nghèo (tương đương giảm 2.218 hộ) chưa đạt mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 653/QĐ-TTg, ngày 28/5/2022 là 03%/năm. 02/02 xã Ngãi Xuyên và Hàm Giang (huyện Trà Cú) ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, đạt 100% kế hoạch. 02/10 ấp (ấp Ô kà Đa, xã Phước Hảo, huyện Châu Thành và ấp Trà Cú C, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú) ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, đạt 100% kế hoạch năm 2022.
Đồng chí Thạch Phước Bình, Phó Trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH đơn vị tỉnh Trà Vinh, thành viên Đoàn giám sát Quốc hội đề nghị tỉnh cần rà soát, thống kê các văn bản hướng dẫn của trung ương, văn bản nào còn vướng mắc để đề xuất hướng giải quyết.
Thực hiện 03 chương trình MTQG, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên; quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu; hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ; cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; thực hiện toàn diện, hiệu quả các cơ chế, chính sách giảm nghèo để nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần, phấn đấu tăng bình quân từ 01 - 1,5%/năm tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản phù hợp theo các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều.
Đồng chí Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải trình về nội dung lao động cho hộ nghèo, hộ vừa mới thoát nghèo tham gia bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, tỉnh gặp một số khó khăn: một số chương trình bộ, ngành chậm hướng dẫn thực hiện, địa phương gặp khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai, dẫn đến cuối năm không giải ngân hết nguồn vốn được giao, làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh. Một số xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016 - 2020 sau khi rà soát, đánh giá theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025 nhiều tiêu chí của các xã, huyện chưa đáp ứng nội dung tiêu chí. Giảm được 1,31% hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (tương đương giảm 2.218 hộ) nhưng chưa đạt mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao. Do thực tế số hộ nghèo của 59 xã vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số đầu năm 2022 là 6.581 hộ, chiếm tỷ lệ 3,91% so với tổng số hộ dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên việc giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số 03% hàng năm, tỉnh khó thực hiện đạt.
Đồng chí Nguyễn Trung Hoàng tiếp thu những đóng góp, thắc mắc của đoàn giám sát, tỉnh sẽ nghiên cứu chuyển đổi hình thức đào tạo nghề, bảo hiểm y tế, giải ngân vốn để tháo gỡ cho các đối tượng.
Đồng chí Phan Đức Hiếu phát biểu tại buổi giám sát.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Tổ trưởng Tổ công tác của Đoàn giám sát Quốc hội nhấn mạnh: tỉnh cần ưu tiên tổ chức, triển khai thực hiện, trong đó, cần rà soát các văn bản hướng dẫn Trung ương, xác định tính khách quan, hiệu quả và tính bền vững của từng văn bản hướng dẫn. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, tập huấn các nội dung văn bản hướng dẫn để các đơn vị, địa phương hiểu rõ, thống nhất cùng thực hiện.
Địa phương triển khai chương trình cần tính toán đến tác động, hiệu quả và tính bền vững của các mô hình, tăng cường tham gia của người dân, đối tượng thụ hưởng; nâng cao tác động của chương trình, đào tạo lao động, xây dựng mô hình giảm nghèo mới, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện. Cần lồng ghép nâng cao hiệu quả các nguồn vốn; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, lập kế hoạch, bố trí vốn, tập trung nguồn lực quyết tâm thực hiện. Các sở, ngành cần có giải pháp chủ động ứng phó những tác động ảnh hưởng đến quá trình thực hiện 03 chương trình MTQG.
Tin, ảnh: SƠN TUYỀN
Sáng ngày 06/12, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn chủ trì cuộc họp triển khai Kế hoạch số 132/KH-UBND, ngày 04/12/2024 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 1277/NQ-UBTVQH15, ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2023 - 2025.