01/04/2024 16:48
Đại biểu tham dự phiên họp lần thứ 7, Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh.
Theo đó, ngay từ đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh đã quyết liệt triển khai thực hiện 09 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục liêm chính, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân, trước hết là sự gương mẫu của người đứng đầu, tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương.
Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quan tâm thực hiện tốt việc công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt đông của cơ quan, đơn vị; xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn, quản lý tài chính - ngân sách; kê khai tài sản thu nhập, chuyển đổi vị trí công tác…
Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng triển khai, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, cụ thể hóa kịp thời các chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước về PCTN, TC đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân, nhất là triển khai, cụ thể hóa thực hiện các quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTN, TC: Quy định số 114-QĐ/TW, ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và PCTN, TC trong công tác cán bộ; Quy định số 131-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTN, TC trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTN, TC trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án… gắn với Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, chuyên đề năm 2024; các quy định về trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác PCTN, TC.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm; nâng chất lượng, hiệu quả công tác tự kiểm tra, nhất là đối với các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, như lĩnh vực tư vấn, thiết kế, đấu thầu, giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, đấu giá tài sản công; công tác thi hành án dân sự; việc kê khai thực hiện nghĩa vụ tài chính không đúng với giá thực tế chuyển nhượng đất đai; thủ tục đăng ký, cấp biển số xe ô-tô, mô-tô, nhất là đăng ký, cấp biển số xe mô-tô của công an cấp xã… kịp thời phát hiện chấn chỉnh, uốn nắn những hạn chế, thiếu sót, không để kéo dài dẫn đến sai phạm. Đồng thời, xử lý nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật đảng với kỷ luật hành chính nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự đối với hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý. Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản tham nhũng.
Các cơ quan tố tụng phối hợp chặt chẽ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý vụ án, vụ việc; tăng cường đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh, giám định, định giá tài sản, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhất là đối với các vụ án do Ban Chỉ đạo tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát quyền lực và PCTN, TC trong công tác cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; trong hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định. Chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, nhất là đối với lĩnh vực đất đai.
Phát huy tốt vai trò giám sát của HĐND, UBMTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát công tác PCTN, TC, nhất là giám sát, kiểm soát quyền lực; giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, góp phần cho công tác PCTN, TC của tỉnh ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu, chất lượng.
Tại phiên họp lần thứ 7, Ban Chỉ đạo PCTN, TC tỉnh; trao đổi về tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đồng chí Huỳnh Công Lập, Bí thư Huyện ủy Châu Thành khẳng định: qua thực tế công việc ở địa phương, cơ sở, tình trạng này trong cán bộ, đảng viên hiện nay là có; có thể nhận định được qua việc vận hành công tác chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền, có thể cụ thể bằng các hiện tượng “hỏi qua, hỏi lại”, “họp tới, họp lui”… lòng vòng, kéo dài thời gian, hiệu quả giải quyết công việc không cao. Tuy nhiên, để đi đến kết luận vụ việc nào là đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm; vụ việc nào là do phải cân nhắc, cẩn trọng để quyết định, tìm ra sai phạm xem xét kỷ luật, vấn đề này ở huyện Châu Thành chưa thực hiện, mà chỉ là kiểm tra nội dung công tác, động viên, nhắc nhở đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hiệu quả giải quyết công việc. Để khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, đồng chí Huỳnh Công Lập đề xuất: trước hết là phải làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, của người trủ trì, người phối hợp… càng rõ thì càng không thể đùn đẩy, né tránh; tăng cường kiểm tra, giám sát, minh bạch, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, để từng cán bộ đảng viên theo đúng chức trách, nhiệm vụ mà thực hiện, không thể đùn đẩy, hay sợ trách nhiệm…Và, cần chọn đúng người, đúng việc để phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên… Đồng chí Nguyễn Quốc Phương, Bí thư Huyện ủy Trà Cú cho biết: Huyện Trà Cú cũng có một số ít cán bộ, đảng viên, công chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy, không dám làm hoặc làm việc cầm chừng, thờ ơ, thiếu quyết tâm, chậm đổi mới…gây lãng phí thời gian, không đạt hiệu quả công tác. Để khắc phục tình trạng này, đồng chí Nguyễn Quốc Phương đề xuất 04 giải pháp. Trong đó, có việc tiếp tục chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát; tăng cường công tác giám sát thường xuyên, tự kiểm tra đối với tổ chức đảng, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ… để kịp thời phát hiện, uốn nắn, phòng ngừa từ sớm, từ xa; không để khuyết điểm, vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; vi phạm của cá nhân thành vi phạm tập thể; kịp thời rà soát thay thế, điều chỉnh công tác cán bộ đối với người năng lực yếu hoặc né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao…
|
Bài, ảnh: HÀ THANH
Từ đầu năm đến nay, Ban Nội chính Tỉnh ủy và các Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) đã tích cực, chủ động thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ được giao; tích cực tham mưu, đề xuất, đôn đốc việc thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN, TC, nhằm bảo đảm tính thống nhất, hiệu lực, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng.