• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Hai, ngày 28/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Khoa học và Công nghệ

Việt Nam trong nhóm top 1 an toàn thông tin toàn cầu

16/09/2024 07:24

Theo Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 của Liên minh Viễn thông quốc tế, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia bậc 01 “kiểu mẫu”.

 

Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) vừa công bố Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024. Báo cáo chỉ ra các quốc gia trên thế giới đang tăng cường nỗ lực an ninh mạng nhưng cần có các hành động mạnh mẽ hơn để đối phó với những nguy cơ ngày càng tăng.

Theo Tổng thư ký ITU Doreen Bogdan-Martin, “xây dựng niềm tin trong thế giới số là tối quan trọng”. Bà đánh giá sự tiến bộ trong GCI 2024 là dấu hiệu cho thấy chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực để bảo đảm tất cả mọi người ở bất kỳ đâu có thể quản trị các nguy cơ bảo mật trong thế giới kỹ thuật số ngày một phức tạp.

 Việt Nam là 01 trong 46 quốc gia được xếp vào nhóm 01 về chỉ số an toàn thông tin toàn cầu của ITU. 

 

GCI 2024 đánh giá các nỗ lực của các nước dựa trên 05 tiêu chí, thể hiện các cam kết an ninh mạng cấp quốc gia: pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, phát triển năng lực và hợp tác. ITU cũng thay đổi cách thức đánh giá nhằm tập trung tốt hơn vào sự tiến bộ của mỗi nước trong các cam kết bảo mật và tác động của nó.

Các nước được xếp thành 05 nhóm, trong đó nhóm 01 là nhóm cao nhất, gồm 46 nước, đóng vai trò “làm gương”. ITU đánh giá các nước nhóm 01 đều có sự tiến bộ đáng kể so với phiên bản GCI gần nhất vào năm 2021.

Việt Nam nằm trong nhóm 01 với tổng điểm 99,74, trong đó bốn tiêu chí đạt tối đa 20 điểm là biện pháp pháp lý, biện pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức và biện pháp phối hợp. Tiêu chí phát triển năng lực đạt 19,74 điểm.

Theo báo cáo, các biện pháp pháp lý là trụ cột an ninh mạng quan trọng nhất tại hầu hết các nước: 177 nước có ít nhất 01 quy định liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ quyền riêng tư hoặc thông báo vi phạm. 139 quốc gia đang có các nhóm ứng phó sự cố máy tính (CIRT) với nhiều mức độ khác nhau. 132 quốc gia có Chiến lược an ninh mạng (NCS).

Các chiến dịch nâng cao nhận thức không gian mạng cũng rất phổ biến: 152 quốc gia đã tiến hành các sáng kiến nâng cao nhận thức không gian mạng cho người dân nói chung, trong đó, một số nước tập trung vào các nhóm nhân khẩu học cụ thể như dân số dễ bị tổn thương và thiểu số.

Nhiều quốc gia hợp tác về an ninh mạng thông qua các hiệp ước hiện có: 166 nước, tương đương 92% nước là một phần của hiệp ước quốc tế hoặc cơ chế hợp tác tương đương để phát triển năng lực an ninh mạng, hoặc chia sẻ thông tin hoặc cả hai. Tuy nhiên, theo ITU, đưa các thỏa thuận và khuôn khổ an ninh mạng vào hoạt động thực tế vẫn còn nhiều thách thức.

123 quốc gia báo cáo có các chương trình đào tạo cho chuyên gia an ninh mạng. 153 quốc gia đưa an ninh mạng vào chương trình giảng dạy ở một mức độ nào đó. 164 quốc gia có các biện pháp pháp lý bảo vệ trẻ em trên mạng.

GCI được ITU công bố lần đầu vào năm 2015, nhằm hỗ trợ các quốc gia xác định các lĩnh vực cần cải thiện và khuyến khích các nước hành động để phát triển năng lực trong mỗi tiêu chí. GCI không ngừng thay đổi để thích ứng với các rủi ro, ưu tiên và nguồn lực liên tục biến đổi, cung cấp bức tranh toàn diện nhất về các biện pháp an ninh mạng của mỗi nước.

Theo vietnamnet.vn

https://vietnamnet.vn/viet-nam-trong-nhom-top-1-an-toan-thong-tin-toan-cau-2322032.html
  • Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu
  • xây dựng niềm tin trong thế giới số
  • cam kết an ninh mạng cấp quốc gia
TIN CÙNG MỤC

Làm chủ công nghệ thiết bị sinh hơi phục vụ khai thác dầu khí

Chế tạo vật liệu siêu nhẹ giải quyết tình trạng khan hiếm nước toàn cầu

Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã tạo ra vật liệu nano siêu nhẹ có thể hút lượng lớn nước sạch từ hơi ẩm trong không khí. Nghiên cứu này đang mở ra hướng đi mới cho việc giải quyết tình trạng khan hiếm nước trên toàn cầu.

  • Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2025
  • Sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - VNPT
  • Phát động giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
  • Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thực hiện Đề án 06
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.