• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Chủ Nhật, ngày 13/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Khoa học và Công nghệ

Năm bài học kinh nghiệm được đúc rút sau 05 năm chuyển đổi số quốc gia

08/02/2025 14:35

Từ quá trình triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đúc rút ra 05 bài học kinh nghiệm thành công.

 

Người đứng đầu có vai trò quyết định

Đúc rút kinh nghiệm từ quá trình triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia trong 05 năm vừa qua, Bộ TT-TT nhấn mạnh: Thành công của chuyển đổi số không chỉ phụ thuộc vào công nghệ mà còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, đặc biệt là vai trò dẫn dắt của người đứng đầu. Người đứng đầu muốn làm, trực tiếp làm, trực tiếp sử dụng.

Theo đó, người đứng đầu là người có sức ảnh hưởng nhất trong tổ chức, am hiểu, nắm vững tri thức, hiểu tường tận các vấn đề nội tại, biết rõ mong muốn của mình và tổ chức mình cần gì nhất để giải quyết vấn đề tắc nghẽn, vấn đề khó khăn vướng mắc của bộ ngành, địa phương mình.

Người đứng đầu không chỉ là người đề xướng mà phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi số, là người am hiểu nhất và phải đưa ra các yêu cầu, đầu bài cụ thể để các doanh nghiệp công nghệ số xây dựng sản phẩm nhằm giải quyết vấn đề.

Sau khi có sản phẩm, người đứng đầu phải trực tiếp sử dụng các ứng dụng công nghệ để xem sản phẩm đã đạt yêu cầu, giải quyết được vấn đề mong muốn chưa, từ đó điều chỉnh để hoàn thiện và phổ cập trong bộ ngành, địa phương mình.

Áp dụng mô hình “Thí điểm - Lựa chọn thành công - Phổ cập”

Đối với những vấn đề mới, chưa có tiền lệ, cần triển khai áp dụng mô hình triển khai thí điểm, sau đó lựa chọn mô hình thành công để phổ cập, nhân rộng mô hình.

Cụ thể, về “Thí điểm”, các bộ, tỉnh cần triển khai thí điểm các mô hình chuyển đổi số ở quy mô nhỏ, trong các lĩnh vực cụ thể. Việc thí điểm giúp đánh giá tính khả thi, hiệu quả và khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của từng mô hình.

 Theo phân tích của Bộ TT-TT, sau khi đã lựa chọn được mô hình chuyển đổi số thành công, cần tiến hành phổ cập trong tổ chức của mình bằng các quy định triển khai rộng rãi, mang tính pháp quy và bắt buộc. 

 

“Lựa chọn thành công” - Dựa trên kết quả thí điểm, lựa chọn các mô hình thành công nhất, phù hợp nhất với điều kiện cụ thể để tiếp tục hoàn thiện.

“Phổ cập” - Sau khi đã lựa chọn được mô hình thành công, tiến hành phổ cập trong tổ chức của mình bằng các quy định triển khai rộng rãi, mang tính pháp quy và bắt buộc.

Xác định mũi đột phá

Chuyển đổi số cần phải tìm, mở đột phá khẩu, lựa chọn một vấn đề thiết yếu, có tác động lan tỏa, giải quyết tồn tại, phục vụ người dân, từ đó tự tin mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Công thức 70 - 30

Chuyển đổi số không chỉ là ứng dụng công nghệ số, mà quan trọng hơn là sự thay đổi. Trong chuyển đổi số thì chuyển đổi chiếm 70%; và công nghệ chỉ chiếm 30%. Vì thế, cần phải hoàn thiện thể chế để thay đổi.

Dữ liệu là cốt lõi của chuyển đổi số

Việc phát triển dữ liệu số phải bảo đảm 02 nguyên tắc là “Bắt buộc” và “100%”. Trong đó, “Bắt buộc” cần được hiểu là, việc đưa dữ liệu lên môi trường mạng phải là quy định bắt buộc. Người ban hành quy định bắt buộc này phải là người đứng đầu của bộ, ngành để quy định có hiệu lực trong toàn bộ tổ chức.

Quy định này phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, tạo lập, chuẩn hóa, xác thực, phê duyệt dữ liệu theo hướng làm rõ ai làm, làm việc gì, làm như thế nào, thời hạn bao lâu.

Dữ liệu đưa lên môi trường số thì phải được phê duyệt. Dữ liệu của cơ quan nhà nước phải đảm bảo chính xác, phục vụ việc ra quyết định chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu.

Với yêu cầu “100%”, theo lý giải của Bộ TT-TT, việc đưa dữ liệu lên môi trường mạng phải đạt 100%, nghĩa là tất cả các dữ liệu được xác định là cần thiết phải được đưa lên mạng mới đảm bảo hiệu quả sử dụng.

   

 

Việt Nam lần đầu vào nhóm nước có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử ở mức “Rất cao”

Những nỗ lực của Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số thời gian qua đã được quốc tế ghi nhận, thể hiện rõ qua xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử của quốc gia tăng vượt bậc.

Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 của Liên Hợp quốc, Việt Nam xếp thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia được đánh giá, tăng 15 bậc so với kỳ đánh giá năm 2022.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm chỉ số phát triển chính phủ điện tử ở mức “Rất cao” và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá của Liên Hợp quốc năm 2003.

Với kết quả xếp hạng vượt bậc nêu trên, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 2024 về xếp hạng Chính phủ điện tử. Kết quả này phản ánh những nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện chuyển đổi số, đã gặt hái những thành quả và được quốc tế ghi nhận.

 
 

 

Theo vietnamnet.vn

  • Chương trình chuyển đổi số quốc gia
  • phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người
  • Xác định mũi đột phá
  • Công thức 70 - 30
TIN CÙNG MỤC

Làm chủ công nghệ thiết bị sinh hơi phục vụ khai thác dầu khí

Chế tạo vật liệu siêu nhẹ giải quyết tình trạng khan hiếm nước toàn cầu

Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã tạo ra vật liệu nano siêu nhẹ có thể hút lượng lớn nước sạch từ hơi ẩm trong không khí. Nghiên cứu này đang mở ra hướng đi mới cho việc giải quyết tình trạng khan hiếm nước trên toàn cầu.

  • Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2025
  • Sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - VNPT
  • Phát động giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
  • Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thực hiện Đề án 06
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.