20/05/2025 12:07
Quang cảnh hội thảo.
Tham dự hội thảo có các đồng chí: Trần Bình Trọng, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Dương Mỹ Pha, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; PGS.TS Lâm Thái Hùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cùng đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, Hội Nông dân tỉnh, Trường Đại học Trà Vinh; Phòng Nông nghiệp và Môi trường và UBND các xã của huyện Duyên Hải, Cầu Kè, Châu Thành; Công ty Cổ phần RYNAN Smart Fertilizers...
Các đại biểu tham dự hội thảo
Đồng chí Trần Bình Trọng cho biết: thời gian qua, trong nông nghiệp đã áp dụng công nghệ 4.0 để hỗ trợ quá trình sản xuất. Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế, khó khăn như: chưa thực hiện đồng bộ “số hóa dữ liệu nông nghiệp dùng chung” nhằm kết nối các dữ liệu về khí hậu, đất đai, hạn, mặn, sản xuất, thu hoạch, chế biến,... chung cho tỉnh và toàn vùng; chi phí đầu tư ban đầu cho việc áp dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp thường cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất thông thường. Phát triển nông nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận với khoa học, công nghệ hiện đại,…
Đồng chí Trần Bình Trọng, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phát biểu kết luận hội thảo.
Cũng theo đồng chí Trần Bình Trọng, hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp” nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, hạn chế, hướng đến đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp thời gian tới.
Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chuyên viên Sở Nông nghiệp và Môi trường tham luận “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp - thực trạng và giải pháp”.
Tham gia thảo luận các đại biểu đại diện cho Sở Nông nghiệp và Môi trường; Trường Đại học Trà Vinh; Công ty Cổ phần RYNAN Smart Fertilizers… với các chuyên đề tham luận như ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng máy học trong nông nghiệp thông minh; công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp thông minh; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gắn với tiêu thụ nông sản; ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp tại Hợp tác xã nông nghiệp Phát Tài…
PGS.TS Lâm Thái Hùng tham gia thảo luận về “Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gắn với tiêu thụ nông sản”.
Qua các tham luận đã nêu bật lên những lợi ích khi áp dụng các công nghệ 4.0 vào các quy trình sản xuất nông nghiệp có thể kể đến như: Giảm thiểu chi phí, nhân công lao động, hạn chế thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh; tạo ra những sản phẩm nông sản chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường; tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất. Tích hợp nhiều ứng dụng như cơ giới hóa các khâu trong sản quá trình sản xuất đến thu hoạch. Tích hợp công nghệ thông tin để theo dõi, giám sát quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, điều tiết, dự báo để giúp nâng cao năng suất và chất lượng; ứng dụng công nghệ sinh học để lai tạo giống cây trồng mang lại năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với khả năng biến đổi của khí hậu, thời tiết,…
Ông Trần Văn Chung, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phát Tài (huyện Châu Thành) thảo luận về ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp tại hợp tác xã.
Đặc biệt, các đại biểu đã nghe chia sẻ từ phía Công ty Cổ phần RYNAN Smart Fertilizers về các thiết bị công nghệ mới, hiện đại áp dụng trong canh tác nông nghiệp thông minh (Như cảm biến mực nước, bơm nước thông minh, giám sát côn trùng, giám sát phát thải khí mêthane…).
Tin, ảnh: HỮU HUỆ
Là đơn vị tiên phong thực hiện chuyển đổi số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Trường Đại học Trà Vinh (ĐHTV) đẩy mạnh phát triển nền tảng giáo dục số, định hướng sinh viên chuyển đổi mô hình học tập phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số hiện nay. Từ đó, sinh viên ứng dụng hiệu quả vào học tập, góp phần phát triển giáo dục chất lượng cao, xây dựng môi trường học tập số hiện đại, đáp ứng nhu cầu của xã hội.