• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Chủ Nhật, ngày 27/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Khoa học và Công nghệ

Đưa bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và nền kinh tế số

03/06/2022 13:47

Chiến lược phát triển bưu chính vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đã xác định tầm nhìn đến năm 2030, Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử.

 

Ngày 30/5, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”. Đây là lần đâu tiên lĩnh vực bưu chính có một bản chiến lược phát triển riêng.

Chiến lược xác định rõ tầm nhìn đến năm 2030, bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.

Phát triển thị trường; Phát triển hạ tầng bưu chính; Tham gia thúc đẩy Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số nông nghiệp; Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ bưu chính công ích của người dân; Nâng cao thứ hạng quốc gia là 5 nhóm mục tiêu cần đạt trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Theo đó, đến năm 2025, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu theo đánh giá xếp hạng của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU).

Về phát triển thị trường, Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng trung bình của dịch vụ bưu chính phục vụ thương mại điện tử tối thiểu 30%; tối thiểu 50 bưu gửi/đầu người/năm. Số dân phục vụ bình quân trên 01 điểm phục vụ bưu chính khoảng 3.700 người và phát triển tối thiểu 03 doanh nghiệp bưu chính lớn dẫn dắt thị trường.

Về phát triển hạ tầng bưu chính, cũng đến năm 2025, cả nước có 27.000 điểm phục vụ bưu chính; 100% điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ có kết nối Internet; 100% hộ gia đình có địa chỉ số; xây dựng nền tảng địa chỉ số Việt Nam gắn với bản đồ số quốc gia phục vụ cho phát triển thương mại điện tử và kinh tế số; Phát triển tối thiểu 02 sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu để đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên tham gia giao dịch.

Bên cạnh đó, 100% doanh nghiệp bưu chính thực hiện báo cáo trực tuyến; xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp bưu chính; xây dựng cơ sở dữ liệu ngành bưu chính phục vụ cho việc điều hành phát triển lĩnh vực và hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu.

Đối với việc bưu chính tham gia thúc đẩy Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số nông nghiệp, theo Chiến lược, đến năm 2025, phấn đấu 100% hộ sản xuất nông nghiệp tham gia giao dịch trên các sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu; 100% sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử do doanh nghiệp bưu chính Việt Nam sở hữu phải được gắn thương hiệu, có truy xuất nguồn gốc...

Về nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ bưu chính công ích của người dân, mục tiêu đặt ra là mở rộng phạm vi dịch vụ bưu chính công ích, trong đó tập trung mở rộng phạm vi dịch vụ bưu chính phổ cập. Phấn đấu đến năm 2025, 100% điểm phục vụ bưu chính có khả năng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; xây dựng tối thiểu 03 Trung tâm bưu chính vùng, khu vực.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ được tập trung triển khai gồm: Hoàn thiện môi trường pháp lý: Phát triển hạ tầng bưu chính; Phát triển dịch vụ bưu chính; Chuyển đổi số bưu chính; Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và tuyên truyền; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bưu chính; Hợp tác quốc tế; và đo lường, giám sát, đánh giá triển khai.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan tổ chức triển khai Chiến lược. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chịu trách nhiệm chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược.

Theo vietnamnet.vn

https://vietnamnet.vn/dua-buu-chinh-tro-thanh-ha-tang-thiet-yeu-cua-quoc-gia-va-nen-kinh-te-so-2024893.html
TIN CÙNG MỤC

Làm chủ công nghệ thiết bị sinh hơi phục vụ khai thác dầu khí

Chế tạo vật liệu siêu nhẹ giải quyết tình trạng khan hiếm nước toàn cầu

Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã tạo ra vật liệu nano siêu nhẹ có thể hút lượng lớn nước sạch từ hơi ẩm trong không khí. Nghiên cứu này đang mở ra hướng đi mới cho việc giải quyết tình trạng khan hiếm nước trên toàn cầu.

  • Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2025
  • Sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - VNPT
  • Phát động giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
  • Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thực hiện Đề án 06
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.