• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Chủ Nhật, ngày 18/05/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Khoa học và Công nghệ

Chế tạo thành công cảm biến phát hiện nồng độ đường trong máu

05/05/2022 13:35

Các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vừa phát triển thành công loại cảm biến sinh học có thể nhanh chóng phát hiện đường trong máu dù ở hàm lượng nhỏ nhất.

 

Các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vừa nghiên cứu thành công cảm biến siêu nhạy phát hiện glucose trong máu. Nguyên lý hoạt động của cảm biến dựa trên sự nhạy cảm của công suất quang đối với chiết xuất dung dịch chất phân tích, từ đó tính toán ra sự thay đổi về nồng độ chất phân tích. Việc kết hợp và ứng dụng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt định xứ của các hạt vật liệu nano bạc giúp tăng độ nhạy cho cảm biến.

TS Trần Thị Như Hoa, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, glucose là chất hữu cơ quan trọng có trong hầu hết sinh vật. Nồng độ của nó ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của các bộ phận trong cơ thể sinh vật. Đặc biệt trong y sinh học, lượng đường trong máu phản ánh nhiều khía cạnh của tình trạng sức khỏe. Việc phát hiện nhanh chóng và chính xác những thay đổi của nồng độ glucose cho phép chẩn đoán và điều trị bệnh dễ dàng hơn.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một ví dụ điển hình mang đến nhiều biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện sớm. Do đó, việc theo dõi nồng độ glucose có tầm quan trọng đặc biệt trong y sinh học.

Ảnh minh hoạ

Nhóm nghiên cứu đã phát triển bộ cảm biến sinh học không nhãn sử dụng nền vật liệu nano bạc (Ag) để ước tính nồng độ của dung dịch glycerol. Việc phát hiện sự thay đổi nồng độ glucose trong máu, nước tiểu, thức ăn giúp phát hiện sớm, điều trị và có chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với các bệnh liên quan, đặc biệt là bệnh tiểu đường.

Hệ thống cảm biến quang học sợi quang kết hợp các hạt nano bạc với kích thước 90 nm cho phép theo dõi nồng độ glucose một cách liên tục trong thời gian thực thông qua sự thay đổi chiết xuất của dung dịch.

Độ nhạy của cảm biến ban đầu được xác định là 04 µM. Ưu điểm nhất là sử dụng hệ vật liệu đơn giản với hệ thống quang học có kích thước nhỏ gọn, độ phản hồi nhanh có tiềm năng thay thế hệ thống kiểm tra hiện nay và các kit test nhanh. Ý tưởng này dựa trên nền vật liệu có tính chất cộng hưởng plasmon bề mặt định xứ với các hạt nano kim loại quý như Au, Ag… cộng với hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra trong lõi SiO2 của sợi quang học đa mode.

Kiểm tra lượng đường trong máu cũng rất cần thiết đối với các bệnh liên quan đến tuyến tụy như xơ nang. Mức đường huyết trong cơ thể nằm trong khoảng 80 – 120 mg/dL và nó sẽ tăng lên 250 mg/dL sau bữa ăn. Vì vậy, cảm biến đường huyết phải có vùng phát hiện tối thiểu là 20 – 500 mg/dL (01 – 30 mM). Nó bao gồm các giai đoạn mà bệnh nhân có thể gặp phải khi đường huyết tăng hoặc giảm và độ phân giải của nó dưới 01 mg/dL, hoặc 50 µM.

Với kích thước nhỏ gọn, cơ chế đơn giản, độ nhạy và độ chính xác cao, hệ thống cảm biến mở ra tiềm năng ứng dụng lớn thay thế các hệ thống sinh hóa máu đang được sử dụng hiện tại. Hệ cảm biến có thời gian phản hồi nhanh chóng, hệ thống đơn giản linh động cao, độ nhạy lên đến 04 μM.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu thực hiện thêm trên nền các vật liệu nano kim loại khác kết hợp với các hệ vật liệu khác (vật liệu khung cơ kim MOF, vật liệu oxit kim loại, vật liệu đa lớp nano kim loại…) để tăng tính tăng cường cộng hưởng plasmon cho cảm biến.

Theo vietq.vn

https://vietq.vn/che-tao-thanh-cong-cam-bien-phat-hien-nong-do-duong-trong-mau-d199902.html
TIN CÙNG MỤC

Ra mắt bộ sách về DeepSeek: Đưa trí tuệ nhân tạo đến gần hơn với cộng đồng

Mít-tinh chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Sáng ngày 17/5, tại Trường Đại học Trà Vinh, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) Trà Vinh tổ chức mít tinh chào mừng Ngày KHCN Việt Nam 18/5.

  • Hội thảo khoa học chuyên đề “Thúc đẩy chuyển đổi số: Kết nối khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo” năm 2025
  • Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
  • Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác AI và bán dẫn
  • 02 công trình khoa học đoạt Giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025
Tin Nổi Bật

Sức sống và tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh

Quà tặng công đoàn - gắn kết người lao động

Đảng ủy Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh báo công dâng Bác

Ra quân vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Trên 200 vận động viên tham gia Giải thể thao trong đoàn viên công đoàn UBND tỉnh

Mít-tinh chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Đảm bảo Kỳ thi trên địa bàn tỉnh diễn ra an toàn, nghiêm túc, trung thực, khách quan và đúng quy chế

Đảng ủy UBND tỉnh trao Huy hiệu Đảng cho 13 đảng viên

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.