• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Hai, ngày 07/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Khoa học và Công nghệ

Cầu Ngang phát triển nuôi tôm mật độ cao

18/07/2020 07:06

03 năm gần đây, huyện Cầu Ngang tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh, đa dạng hóa con nuôi, cơ cấu mùa vụ hợp lý; vận động nông dân mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào nuôi tôm thâm canh.

 

Nông dân Nguyễn Văn Bình, ấp Tân Lập, xã Long Sơn cho tôm ăn bằng hệ thống tự động.

 

Trước tình hình nuôi thủy sản gặp khó khăn do các yếu tố khách quan, chủ quan tác động của thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng,… 03 năm gần đây, huyện tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh, đa dạng hóa con nuôi, cơ cấu mùa vụ hợp lý. Bên cạnh đó, nông dân mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào nuôi tôm thâm canh tạo chuyển biến mạnh trong tái cơ cấu ngành thủy sản. 

Tuy ứng dụng mô hình nuôi tôm theo hình thức mật độ dày, rủi ro thấp hơn nuôi tôm mật độ thưa, nhưng người nuôi tôm chịu áp lực nặng về vốn đầu tư con giống, thiết bị phục vụ nuôi thủy sản, đặc biệt giá tôm thương phẩm luôn biến động ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi.

Nông dân Phạm Văn Thăng, ấp Tư, xã Mỹ Long Nam là một trong những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đã ứng dụng thành công từ việc nuôi tôm thâm canh mật độ thấp trong ao đất sang mật độ cao trong ao lót bạt đem lại hiệu quả gần 03 năm nay.

Theo ông Thăng, nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức công nghiệp trước đây, mật độ thả nuôi từ 80 - 100 con/m2, tuy chi phí đầu tư thấp, phần lớn thức ăn, thuốc thủy sản và điện phục vụ sản xuất nhưng tỷ lệ tôm sống đạt 40 - 50% so với tôm nuôi mật độ cao. Còn đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao theo mô hình khép kín, mật độ thả nuôi từ 180 - 220 con/m2, tỷ lệ tôm sống cao, lợi nhuận hàng năm đều đạt từ 200 - 300 triệu đồng. Tuy vốn đầu tư ban đầu nhiều như bạt đáy, bạt bờ, giống, quạt sụt khí, lưới phủ kín xung quanh ao nuôi và hệ thống ống tạo ô-xy phục vụ tôm nuôi chi phí đội lên gấp 10 lần so với nuôi tôm công nghiệp thông thường, nhưng bù lại tỷ lệ tôm sống đạt từ 80 - 90% trở lên. 

 
   

 

Trong 06 tháng đầu năm 2020, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 2.799ha (tương đương 6.328 hộ thả nuôi 1,4 tỷ con), tăng 444,63ha so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 129 hộ thả nuôi theo hình thức công nghệ cao (nuôi tôm trong ao lót bạt) với số lượng con giống 71,5 triệu con trên diện tích mặt nước 75,83ha, sản lượng tôm thẻ thu hoạch bao gồm tôm nuôi bị thiệt hại có thu đạt 10.288 tấn, đạt 48,52% so với kế hoạch, tăng 1.631 tấn so với cùng kỳ năm 2019. 

 

Riêng vụ nuôi năm 2020, tình hình thời tiết biến động thất thường, thiên tai, dịch bệnh phức tạp, trong khi đó giá tôm liên tục giảm mạnh do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên 02 vụ nuôi đầu tiên ông huề vốn. Hiện nay, ông tiếp tục thả nuôi vụ mới với 200.000 con tôm giống trên diện tích 1.200m2. Theo ông Thăng, đầu tư tôm nuôi hình thức công nghệ cao, mật độ dày tuy chi phí đầu tư ban đầu nhiều nhưng các vật tư thủy sản phục vụ tôm nuôi có thể tái sử dụng khoảng 02 năm trở lên, nhất là áp dụng nuôi tôm lót bạt, quản lý môi trường nước, dễ xử lý tạp chất cũng như các thức ăn thừa trong ao.

Nông dân Nguyễn Văn Bình, ấp Tân Lập, xã Long Sơn áp dụng mô hình nuôi tôm lót bạt với mật độ cao, liên tục thành công 04 năm nay, tổng lợi nhuận đạt từ 500 - 600 triệu đồng/năm. Ông Bình cho biết: nuôi tôm theo hình thức mật độ cao, tuy chi phí cao nhưng ưu thế sản lượng nhiều, quản lý môi trường tốt, hạn chế dịch bệnh, tỷ lệ tôm sống cao, vật tư thủy sản tái sử dụng cho những năm tiếp theo khoảng 02 - 03 năm.

Để hạn chế chi phí đầu tư và đạt hiệu quả mỗi vụ nuôi, mỗi ao ông đầu tư khoảng 350 triệu đồng để thiết kế ao nuôi theo mô hình hở bằng hình thức lót bạt đáy, bạt bờ và hệ thống ống dẫn tạo ô-xy sụt khí trong quá trình nuôi. Quan trọng hàng ngày phải thay nước thường xuyên để hạn chế dịch bệnh, đặc biệt là thường xuyên kiểm tra độ pH, độ kiềm, tảo trong ao, nếu 01 trong 03 trường hợp trên lên cao hay xuống thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình sinh trưởng của tôm nuôi. Nhờ kiểm soát chặt chẽ môi trường nuôi và áp dụng các quy trình kỹ thuật nên mỗi vụ nuôi ông Bình đạt lợi nhuận cao.

Vụ nuôi năm 2020 vừa qua, với gần 0,6ha diện tích mặt nước, ông Bình thiết kế 02 ao nuôi, 02 ao lắng, ao nuôi diện tích 1.200m2/ao, ông thả nuôi 300.000 con tôm thẻ chân trắng giống, sản lượng thu hoạch đạt 8,7 tấn, tổng thu nhập 1,1 tỷ đồng, lợi nhuận 220 triệu đồng. Với diện tích trên ông tiếp tục thả nuôi vụ mới được hơn 01 tháng tuổi, tôm đang giai đoạn phát triển tốt.  

Theo bà Trần Thị Kim Chung, Phó Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang, tuy phong trào nuôi thủy sản trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, nhưng mô hình ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều do nông dân còn khó khăn về vốn, môi trường và dịch bệnh khó kiểm soát. 

Thời gian tới, xác định vùng nuôi thủy sản tập trung ở các xã Hiệp Mỹ Đông, Mỹ Long Nam, Thạnh Hòa Sơn, Long Sơn,... huyện tập trung chỉ đạo các địa phương bố trí nuôi ở từng khu vực có điều kiện, không phát triển tràn lan. Ưu tiên phát triển các công trình thủy lợi phục vụ cho tái cơ cấu sản xuất. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn kế hoạch sản xuất, kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư đầu vào và chỉ đạo tập trung phát triển nuôi thủy sản toàn diện ở cả 03 vùng nước mặn, lợ, ngọt theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu, trong đó tập trung phát triển vùng nuôi tôm thâm canh.

Bài, ảnh: MẪN QUÂN

 

 

Tin liên quan

Cầu Ngang: Đa dạng đối tượng con nuôi thủy sản

24/12/2020 17:29

Những năm gần đây, tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng của nông dân ở huyện Cầu Ngang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng môi trường, dịch bệnh… từ đó, hiệu quả kinh tế mang lại ngày càng giảm và chi phí đầu tư ban đầu trong nuôi thủy sản tăng cao.

TIN CÙNG MỤC

Làm chủ công nghệ thiết bị sinh hơi phục vụ khai thác dầu khí

Chế tạo vật liệu siêu nhẹ giải quyết tình trạng khan hiếm nước toàn cầu

Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã tạo ra vật liệu nano siêu nhẹ có thể hút lượng lớn nước sạch từ hơi ẩm trong không khí. Nghiên cứu này đang mở ra hướng đi mới cho việc giải quyết tình trạng khan hiếm nước trên toàn cầu.

  • Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2025
  • Sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - VNPT
  • Phát động giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
  • Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thực hiện Đề án 06
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.