• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Hai, ngày 28/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Khoa học và Công nghệ

Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp tính toán mức độ trầm cảm

08/03/2025 19:41

Các nhà khoa học từ Đại học tổng hợp Liên bang Baltic mang tên Immanuel Kant (BFU) đã phát triển phương pháp toán học - phân tích Q - để chẩn đoán rối loạn trầm cảm lâm sàng.

 

Theo ý kiến của họ, phương pháp mới sẽ giúp phát triển các phương pháp chẩn đoán chính xác hơn và các phác đồ cá nhân hóa, dịch vụ báo chí của Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Nga nói với Sputnik.

Các nhà khoa học từ Trung tâm Công nghệ thần kinh và Trí tuệ nhân tạo Baltic thuộc Đại học tổng hợp Liên bang Baltic mang tên Immanuel Kant (BFU) phát hiện ra rằng, ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng, hoạt động của mạng lưới não có những khác biệt so với những người khỏe mạnh.

Mạng lưới chức năng là tập hợp các vùng não hoạt động cùng nhau để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Mạng lưỡi não chịu trách nhiệm cho nhiều quá trình nhận thức và cảm xúc, chẳng hạn như trí nhớ, sự chú ý, khả năng ra quyết định và điều chỉnh tâm trạng. Mạng lưới chức năng giúp điều phối hoạt động, đảm bảo não hoạt động trơn tru.

Các nhà nghiên cứu của Đại học BFU là những người đầu tiên sử dụng phương pháp toán học gọi là phân tích Q để nghiên cứu chứng rối loạn trầm cảm nặng. Không giống như các phương pháp truyền thống chỉ xem xét các kết nối theo cặp giữa hai vùng não, phân tích Q cho phép nghiên cứu các tương tác nhóm, trong đó ba hoặc nhiều vùng não tham gia đồng thời.

Phương pháp này bao gồm việc xác định các nhóm vùng não có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nghiên cứu các kết nối giữa chúng và đánh giá những đặc điểm cấu trúc của các kết nối này - mức độ đa dạng và độ phức tạp của chúng.

"Bộ não con người có thể được mô hình hóa như một mạng lưới nhiều lớp, trong đó mỗi vùng là một nút và các kết nối giữa chúng là các cạnh. Phân tích Q tìm kiếm các nhóm nút trong mạng lưới này được kết nối với nhau. Ví dụ, nếu ba vùng não tương tác tích cực với nhau, chúng sẽ tạo thành một nhóm bậc ba. Càng có nhiều nhóm như vậy, cấu trúc mạng lưới càng phức tạp và đa dạng", - ông Semyon Kurkin, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Công nghệ thần kinh và Trí tuệ nhân tạo Baltic thuộc Đại học BFU, giải thích.

Các nhà khoa học BFU đã sử dụng phương pháp mới này và phát hiện ra rằng, ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng, hoạt động của mạng lưới chức năng có những khác biệt so với người khỏe mạnh. Trong bộ não của họ các kết nối trở nên kém phức tạp và giảm tính đa dạng, não bộ kém linh hoạt hơn và họ gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin và điều chỉnh cảm xúc.

Bệnh nhân cũng gặp phải những thay đổi về vai trò của các vùng chính, chẳng hạn như vùng não sản xuất dopamine (còn được gọi là chất đen) trở nên tích hợp hơn vào mạng lưới và xảy ra tình trạng rối loạn chức năng của các đường truyền dopamine. Ngoài ra, số lượng các kết nối cấp cao và số lượng tương tác phức tạp giữa các vùng não giảm đi, quá trình tích hợp thông tin bị gián đoạn.

"Các phương pháp phân tích não truyền thống thường tập trung vào các kết nối riêng lẻ nhưng không tính đến cách các kết nối này ảnh hưởng đến những cấu trúc phức tạp hơn. Phân tích Q cho phép chúng tôi thấy được bức tranh toàn diện về chức năng não, điều này đặc biệt quan trọng để hiểu các bệnh phức tạp như rối loạn trầm cảm", - nhà khoa học lưu ý.

Theo các tác giả, phương pháp này mở ra khả năng mới cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh trầm cảm lâm sàng nặng. Sau khi hiểu được các tương tác cấp cao trong não bị phá vỡ bằng cách nào, các nhà khoa học có thể phát triển các phương pháp chẩn đoán chính xác hơn và phương pháp điều trị cá nhân hóa.

Mới đây, các nhà khoa học từ Đại học tổng hợp Liên bang Baltic mang tên Immanuel Kant cho biết rằng, họ đã phát hiện ra một dấu hiệu sinh học của chứng rối loạn trầm cảm và có thể nhìn thấy dấu hiệu này trên hình ảnh chụp MRI.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học uy tín IEEE Access.

Theo baotintuc.vn

  • chứng rối loạn trầm cảm
  • Trung tâm Công nghệ thần kinh và Trí tuệ nhân tạo
  • chẩn đoán và điều trị bệnh trầm
TIN CÙNG MỤC

Làm chủ công nghệ thiết bị sinh hơi phục vụ khai thác dầu khí

Chế tạo vật liệu siêu nhẹ giải quyết tình trạng khan hiếm nước toàn cầu

Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã tạo ra vật liệu nano siêu nhẹ có thể hút lượng lớn nước sạch từ hơi ẩm trong không khí. Nghiên cứu này đang mở ra hướng đi mới cho việc giải quyết tình trạng khan hiếm nước trên toàn cầu.

  • Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2025
  • Sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - VNPT
  • Phát động giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
  • Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thực hiện Đề án 06
Tin Nổi Bật

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.