• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Chủ Nhật, ngày 27/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Khoa học và Công nghệ

Biến đổi khí hậu làm đảo lộn thời tiết tại các thành phố lớn trên thế giới

13/03/2025 22:18

Ngày 12/3, theo tờ Guardian, một nghiên cứu mới cho thấy biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến các đô thị lớn nhất thế giới, gây ra thay đổi đột ngột giữa hạn hán và lũ lụt khi tình trạng ấm lên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng.

 

Cảnh khô hạn tại hồ Chilwa ở khu vực Zomba, miền đông Malawi.

 

Phân tích dữ liệu từ 112 thành phố, bao gồm 100 đô thị đông dân nhất thế giới và 12 thành phố quan trọng khác, cho thấy 95% trong số này có xu hướng thời tiết trở nên khô hạn hơn hoặc ẩm ướt hơn. Nhiều thành phố, như Lucknow, Madrid và Riyadh, đã trải qua sự đảo ngược khí hậu trong hai thập kỷ qua, với sự chuyển đổi từ khô hạn cực đoan sang mưa lớn bất thường hoặc ngược lại.

Những biến đổi này có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như lũ lụt, hạn hán kéo dài, làm gián đoạn nguồn nước sạch, thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Các thành phố có hệ thống cấp thoát nước yếu kém, như Karachi ở Pakistan hay Khartoum ở Sudan, chịu tác động nặng nề nhất. Dữ liệu cũng chỉ ra sự khác biệt giữa các khu vực. Trong khi châu Âu, bán đảo Arab và phần lớn nước Mỹ đang trải qua tình trạng khô hạn gia tăng, các thành phố ở Nam Á và Đông Nam Á lại hứng chịu lượng mưa lớn hơn.

Theo các nhà khoa học, nhiệt độ toàn cầu tăng do phát thải từ nhiên liệu hóa thạch làm trầm trọng hơn cả hạn hán và lũ lụt. Không khí ấm lên có thể giữ nhiều hơi nước hơn, khiến đất khô hơn khi trời nóng và tạo ra những trận mưa cực đoan khi độ ẩm tích tụ đủ. Sự thay đổi này khiến nhiều thành phố không kịp thích ứng, nhất là khi cơ sở hạ tầng vốn đã lỗi thời ở nhiều nơi không còn phù hợp với điều kiện khí hậu hiện tại.

Nghiên cứu cũng nêu bật tình trạng của Nairobi, Kenya, nơi người dân thường xuyên đối mặt với hạn hán kéo dài, gây thiệt hại về mùa màng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế người dân. Tuy nhiên, ngay sau đó, những trận mưa lớn lại gây lũ lụt nghiêm trọng, khiến cơ sở hạ tầng quá tải, nguồn nước ô nhiễm và dịch bệnh bùng phát. Ở một số thành phố khác, sự kết hợp giữa các chu kỳ thời tiết thất thường càng làm gia tăng các hiện tượng cực đoan. Tại Los Angeles, Mỹ, vào tháng 01 vừa qua, lượng mưa lớn đã khiến thảm thực vật phát triển mạnh, nhưng sau đó lại trở thành nhiên liệu cho cháy rừng khi thời tiết nóng lên.

Báo cáo cho thấy 17 thành phố đã trải qua những biến động khí hậu nghiêm trọng nhất, trong đó có Hàng Châu ở Trung Quốc, Jakarta ở Indonesia và Dallas ở Mỹ. Các đô thị như Baghdad, Bangkok, Melbourne và Nairobi cũng nằm trong nhóm bị ảnh hưởng lớn, khi sự thay đổi nhanh chóng giữa khô hạn và ẩm ướt khiến việc ứng phó và phục hồi trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, 24 thành phố khác đã chứng kiến sự đảo lộn khí hậu rõ rệt trong thế kỷ 21. Cairo, Madrid và Riyadh là những nơi có sự chuyển đổi đột ngột từ ẩm sang khô hạn, trong khi Lucknow, Surat ở Ấn Độ và Kano ở Nigeria chứng kiến lượng mưa tăng mạnh. Những thay đổi này làm gia tăng nguy cơ lũ lụt, gián đoạn nguồn cung thực phẩm và dịch bệnh lây lan.

Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của các thành phố dựa trên tình trạng kinh tế - xã hội và chất lượng cơ sở hạ tầng. Những nơi có nguy cơ cao nhất bao gồm Khartoum ở Sudan, Faisalabad ở Pakistan và Amman ở Jordan. Karachi, một đô thị lớn khác của Pakistan, cũng thuộc nhóm dễ tổn thương do lượng mưa gia tăng mạnh trong những năm gần đây.

Ngay cả những thành phố có mức độ biến đổi khí hậu ít rõ rệt hơn cũng đang ghi nhận xu hướng ngày càng khô hạn hoặc ẩm ướt hơn. Các đô thị như Paris, Los Angeles, Cape Town và Rio de Janeiro đều trở nên khô hơn, trong khi Mumbai, Lahore và Kabul có lượng mưa ngày càng lớn.

Giới khoa học cảnh báo rằng chỉ cần nhiệt độ tiếp tục tăng thêm vài phần mười độ, nhân loại sẽ phải đối mặt với nhiều thảm họa thời tiết nghiêm trọng hơn, như nắng nóng, hạn hán và lũ lụt cực đoan. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng thay vì chỉ lo ngại về chi phí, thế giới cần có cách tiếp cận thực tế hơn để hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu, với sự đồng cảm và thấu hiểu về những thách thức mà người dân ở các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề đang phải đối mặt.

Theo baotintuc.vn

  • khô hạn cực đoan sang mưa lớn bất thường
  • nhiệt độ toàn cầu tăng
  • ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
TIN CÙNG MỤC

Làm chủ công nghệ thiết bị sinh hơi phục vụ khai thác dầu khí

Chế tạo vật liệu siêu nhẹ giải quyết tình trạng khan hiếm nước toàn cầu

Một nhóm nhà khoa học quốc tế đã tạo ra vật liệu nano siêu nhẹ có thể hút lượng lớn nước sạch từ hơi ẩm trong không khí. Nghiên cứu này đang mở ra hướng đi mới cho việc giải quyết tình trạng khan hiếm nước trên toàn cầu.

  • Diễn tập ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2025
  • Sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - VNPT
  • Phát động giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
  • Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp thực hiện Đề án 06
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.