10/11/2024 05:29
Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi. Giải thưởng xét trao ở 05 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa; Công nghệ y - dược; Công nghệ sinh học; Công nghệ môi trường và Công nghệ vật liệu mới.
Năm 2024, Ban tổ chức nhận được 69 hồ sơ (62 hồ sơ hợp lệ, 07 hồ sơ không hợp lệ) đề cử của 39 cơ quan, đơn vị, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong cả nước và Đại sứ quán Việt Nam, Hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài. Căn cứ Quy chế và đề xuất của Hội đồng Giải thưởng, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã quyết định trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024 cho 10 tài năng trẻ xuất sắc nhất.
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy trao Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2024 tặng các nhà khoa học trẻ xuất sắc.
Mỗi cá nhân đoạt giải thưởng được nhận Huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo” của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Cúp Quả Cầu Vàng, Giấy chứng nhận và phần thưởng 20 triệu đồng.
Năm 2024, Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ Việt Nam được sửa đổi, bổ sung và mở rộng với 8 nhóm ngành xét giải, đã thu hút đông đảo nữ sinh viên đăng ký tham gia. Từ 114 hồ sơ được giới thiệu đăng ký xét giải thưởng, trên cơ sở kết quả làm việc, đề xuất của Hội đồng Giải thưởng, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã quyết định trao Giải thưởng năm 2024 cho 20 nữ sinh xuất sắc tiêu biểu.
Mỗi nữ sinh đoạt Giải thưởng được tặng Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, biểu trưng Giải thưởng và phần thưởng bằng tiền mặt kèm theo.
10 cá nhân nhận Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng năm 2024 gồm:
A. Lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyển đổi số và tự động hóa (03 cá nhân):
1. Tiến sĩ Ngô Khắc Hoàng (sinh năm 1992), Giáo sư trợ lý, Đại học Linköping, Vương quốc Thụy Điển.
2. Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1993), Giảng viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Tiến sĩ Lê Kim Hùng (sinh năm 1990), Trưởng Bộ môn Truyền thông, Khoa Mạng máy tính và Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Lĩnh vực Công nghệ y - dược (01 cá nhân):
4. Tiến sĩ Nguyễn Phước Vinh (sinh năm 1994), Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Phó trưởng Khoa Dược, Trường Đại học Khoa học sức khỏe, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Lĩnh vực Công nghệ sinh học (01 cá nhân):
5. Tiến sĩ Lê Bá Vinh (sinh năm 1993), Nghiên cứu viên Trường Dược, Đại học Korea, Hàn Quốc.
D. Lĩnh vực Công nghệ môi trường (02 cá nhân):
6. Tiến sĩ Võ Trường Giang (sinh năm 1991), Nghiên cứu viên, Viện Bền vững về hóa học, năng lượng và môi trường, Cơ quan Nghiên cứu, Khoa học và Công nghệ Singapore.
7. Tiến sĩ Trương Hải Bằng (sinh năm 1990), Nghiên cứu viên, Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Văn Lang.
E. Lĩnh vực Công nghệ vật liệu mới (03 cá nhân):
8. Tiến sĩ Phạm Thanh Tuấn Anh (sinh năm 1992), Phó trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Tiến sĩ Nguyễn Viết Hương (sinh năm 1990), Phó trưởng Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa.
10. Tiến sĩ Trần Ngọc Quang (sinh năm 1990), Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo qdnd.vn
Ủy ban Đạo đức trí tuệ nhân tạo (AI) ra đời thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng một hệ sinh thái AI nơi đổi mới sáng tạo được phát triển trong khuôn khổ đạo đức, đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu và bảo vệ các giá trị xã hội.