• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Năm, ngày 03/07/2025
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đảng bộ xã An Quảng Hữu: Xây dựng Đảng và phát triển kinh tế

28/04/2021 08:06

Ông Nhan Ra Ni, Bí thư Đảng ủy xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú cho biết: thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (Chỉ thị số 05), Đảng ủy xã xác định xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh gắn với phát triển kinh tế- xã hội để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, thực hiện thắng lợi chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

 

Ông Nguyễn Văn Gấm chăm sóc bắp.

Đảng bộ xã An Quảng Hữu hiện có 17/17 chi bộ với 237 đảng viên, để giúp từng cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao nhận thức về các chuyên đề học tập và làm theo Bác, Đảng ủy xã đưa nội dung học tập Chỉ thị số 05 gắn với thực hiện các nghị quyết của Đảng với một số nội dung quan trọng, như tổ chức rà soát, nhận diện các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa; cam kết tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và khắc phục khuyết điểm, hạn chế; đưa việc học tập và làm theo Bác vào sinh hoạt định kỳ của chi bộ; chi, tổ, hội, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; thực hiện phong cách, tác phong của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên; thực hiện tinh giản biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trách nhiệm, đổi mới phong cách, tác phong công tác, tận tụy, trách nhiệm với Nhân dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Ông Hồ Văn Thiện, Phó Bí thư Chi bộ ấp Ngã Ba chia sẻ: Chi bộ hiện có 29 đảng viên, thông qua quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05, tinh thần, trách nhiệm từng đảng viên trong chi bộ được nâng lên rõ rệt. Đảng viên luôn gần dân, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hộ nghèo, cận nghèo để tạo điều kiện giúp đỡ, vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Cụ thể, năm 2016, ấp Ngã Ba là ấp nghèo của xã, có 312 hộ, trong đó 34 hộ nghèo. Thực hiện Chỉ thị số 05, Chi bộ đăng ký mô hình học tập và làm theo phong cách quần chúng của Bác là thực hiện mô hình “Tổ tự quản giảm nghèo bền vững”. Ban chủ nhiệm tổ là tập thể Ban Chi ủy Chi bộ ấp cùng các thành viên là đảng viên và các hộ nghèo, cận nghèo trong ấp, tổ thành lập nhằm tạo tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ, khơi dậy ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo đó, “Tổ tự quản giảm nghèo bền vững” tổ chức sinh hoạt vào ngày 17 hàng tháng, mỗi thành viên đóng 50.000 đồng/tháng, số vốn hiện nay được 24,5 triệu đồng, tổ cho các thành viên mượn vốn xoay vòng không tính lãi với thời hạn 04 tháng, chủ yếu là mua cây, con giống, phân bón… nhờ vậy, nhiều hộ nghèo có vốn để phát triển sản xuất. Đồng thời, 08 hộ nghèo trong tổ được hỗ trợ nuôi bò sinh sản, nuôi vịt từ chương trình hỗ trợ hộ nghèo của Trung ương, Dự án AMD hỗ trợ 12 hộ nghèo nuôi gà; 24 hộ được hỗ trợ vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất. Qua 05 năm, toàn ấp có 25/25 hộ thoát nghèo bền vững; Chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu nhiều năm liền. Đến nay, mô hình “Tổ tự quản giảm nghèo bền vững” được nhân rộng tại 06 ấp trên địa bàn xã.

Đối với Chi bộ ấp An Tân, học và làm theo Bác về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây màu xuống chân ruộng mía. Ông Hứa Văn Hạnh, Bí thư Chi bộ ấp An Tân chia sẻ: năm 2019, ấp An Tân được thành lập từ sự sáp nhập ấp Bún Đôi và ấp Rẫy, ấp hiện có 370 hộ dân, 48 đảng viên.

Năm 2016, 02 ấp có trên 80% hộ dân trồng mía nhưng năng suất không cao, thu nhập bấp bênh. Trước tình hình đó, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ xã chuyển đổi đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng màu cho năng suất cao, Chi bộ ấp vận động Nhân dân học và làm theo Bác với mô hình thiết thực là chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa cây màu xuống chân ruộng mía. Chi bộ vận động đảng viên và Nhân dân thực hiện mô hình và xác định 03 loại cây màu chủ lực là câp bắp, đậu xanh, ớt.

Từ năm 2016 đến nay, toàn ấp có 142 hộ thực hiện chuyển đổi sản xuất đưa cây màu xuống chân ruộng mía với 325ha, trong đó, trồng bắp chiếm diện tích 245ha, trồng đậu xanh và ớt 80ha, năng suất bình quân mỗi năm đạt 1,6 tấn/ha đối với đậu xanh, 15 tấn/ha đối với cây bắp, sau khi trừ chi phí mỗi ha thu trên 23 triệu đồng/năm, cao gấp 03 lần so với trồng mía.

Hộ dân Nguyễn Văn Gấm, ấp An Tân nói: năm 2016, thực hiện cuộc vận động của xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây màu xuống chân ruộng mía, tôi đã chuyển đổi 0,7ha đất trồng mía sang trồng bắp và duy trì đến nay. So với trồng mía 01 năm thu hoạch 01 vụ, trồng bắp 01 năm 03 vụ, sau 70 ngày chăm sóc sẽ thu hoạch. Trung bình, 0,1ha bắp đạt từ 02 - 2,2 tấn, với giá bán 01kg bắp sống bán tại ruộng là 4.000 đồng, sau khi trừ chi phí, mỗi năm lợi nhuận trung bình đạt 12 triệu đồng/0,1ha. “Nhờ chuyển sang trồng bắp mà cuộc sống gia đình tôi khấm khá hơn, nếu theo trồng mía đến giờ chắc tôi thiếu nợ nhiều lắm vì trồng mía 01 năm chỉ thu hoạch được 01 lần mà còn bị ép giá”, ông Gấm chia sẻ. Đồng thời, trồng bắp ông Gấm còn tận dụng cây bắp để làm thức ăn nuôi bò, hiện ông nuôi được 06 con bò sinh sản, theo ông Gấm, sau khi bò sinh sản, nếu con đực nuôi khoảng 05 tháng sẽ xuất bán, 01 con có giá dao động từ 18 - 20 triệu đồng.

Ông Nhan Ra Ni chia sẻ thêm, mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa cây màu xuống chân ruộng mía thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở hướng đi mới cho Nhân dân, không chỉ ấp An Tân mà các ấp trên địa bàn. Hiện, toàn xã đã thực hiện chuyển đổi được 980ha đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng màu cho năng suất cao. Chính nhờ định hướng cho Nhân dân thực hiện các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người/năm và số hộ nghèo giảm còn 3,11%.

Khi kinh tế phát triển, người dân có điều kiện tham gia đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và các phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “Dân vận khéo”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được khơi dậy mạnh mẽ, góp phần xây dựng thành công xã nông thôn mới theo nghị quyết đề ra.

Bài, ảnh: SƠN TUYỀN

Tin liên quan

Bột nưa An Quảng Hữu: Khó khăn tìm đầu ra

29/03/2021 11:07

Bột nưa là một loại thực phẩm giúp thanh nhiệt cơ thể, được chế biến từ củ của cây nưa, là loài cây thân thảo, phù hợp trồng ở vùng đất giồng cát và đất thịt. Bột nưa được xem là một cây trồng chủ lực, đặc sản của xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú. Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm”, bột nưa An Quảng Hữu được chọn là sản phẩm tiêu biểu của địa phương và được UBND huyện Trà Cú chọn đánh giá, đề nghị UBND tỉnh phân hạng sản phẩm đạt OCOP 03 sao năm 2020.

Đảng bộ xã An Quảng Hữu: Chỉ đạo phát triển kinh tế gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

28/06/2020 09:52

(TV) Nhiệm kỳ 2015-2020, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú có nhiều nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu sản xuất góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương. Đồng thời, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tập trung thực hiện, tạo chuyển biến tốt về ý thức rèn luyện, kỷ luật, kỷ cương, tinh thần trách nhiệm, phong cách làm việc trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

TIN CÙNG MỤC

Chi bộ UBMTTQ tỉnh: Học và làm theo Bác, tiết kiệm vì học sinh nghèo

Ý thức phân loại rác - góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, được cụ thể hóa bằng những hành động thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Tại xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, Đoàn Thanh niên xã đã và đang tích cực triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, trong đó, nổi bật là công tác vận động người dân học và làm theo Bác thông qua việc phân loại, xử lý rác thải tại nguồn. Đây không chỉ là giải pháp góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng, mà còn là biểu hiện sinh động của việc làm theo Bác, bắt đầu từ những việc nhỏ nhưng mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng và xã hội.

  • Để nhớ và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đảng viên
  • Học tập và làm theo lời Bác: Hành trình chuyển hóa tư tưởng thành hành động
  • Xã Lương Hòa A làm kinh tế kiểu mẫu
  • NHCSXH chi nhánh Trà Vinh: Khen thưởng 01 tập thể, 04 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.