• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Năm, ngày 10/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Xã hội Giáo dục

Phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở Càng Long

18/06/2020 16:29

(TV) Thực hiện Quyết định số 281/QÐ-TTg, ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Ðề án “Ðẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”, huyện Càng Long đã triển khai có hiệu quả các mô hình, đồng thời tích cực đánh giá xếp loại, công nhận danh hiệu gia đình, cộng đồng, dòng họ, đơn vị học tập nhằm tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

 

Khui heo đất khuyến học hỗ trợ học sinh nghèo ở huyện Càng Long. 

Bà Phương Thị Kim Anh, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Càng Long cho biết: Từ năm 2014 đến nay, bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú như đối thoại, đàm thoại trực tiếp, lồng ghép trong các cuộc sinh hoạt tổ nhóm các ngành đoàn thể, trong họp lệ chi bộ và trong hội nghị đảng viên, các cơ sở Hội đã tập trung tuyên truyền sâu rộng từ hội viên đến người dân 7.571 cuộc tuyên truyền có 148.290 lượt người dự. Ngoài ra, còn phối hợp với trạm truyền thanh các xã và tổ thông tin ấp tuyên truyền nội dung Quyết định số 281 của Thủ tướng Chính phủ (đĩa CD do Hội Khuyến học tỉnh cấp), có trên 900.000 lượt người nghe. 

Năm 2016, huyện Càng Long có 19.180 hộ đạt danh hiệu gia đình học tập, chiếm 51,71% so tổng số hộ dân, đến năm 2019 huyện có 34.635 hộ đăng ký và tái đăng ký danh hiệu gia đình học tập và được công nhận 30.941 hộ, đạt 83,82% so tổng số hộ dân; 51/52 dòng họ được công nhận “Dòng họ học tập”; 121/128 ấp-khóm, 1.223/1.404 tổ được công nhận “Cộng đồng học tập”; 55 trường học, 28 cơ quan, xã, thị trấn, 07 cơ sở tôn giáo đăng ký danh hiệu “Đơn vị học tập”. 

Gia đình ông Trần Minh Vinh, ấp Lưu Tư xã Huyền Hội là một trong những điển hình về xây dựng gia đình học tập. Hoàn cảnh khó khăn, không đất sản xuất vợ chồng ông Vinh làm thuê kiếm sống qua ngày. Ý thức về giá trị của học, nhằm thay đổi được cuộc sống, nên vợ chồng ông Vinh quyết tâm cho con ăn học dù cuộc sống có vất vả, ông Vinh chia sẻ: Có những lúc các con muốn nghỉ học để phụ giúp gia đình, nhưng vợ chồng tôi kiên quyết không cho, thậm chí phải vay mượn tiền cho con ăn học, vợ chồng tôi luôn tự nhủ phải siêng năng lao động, làm đủ thứ nghề, ai mướn làm nghề gì tôi cũng làm để có đủ tiền lo cho con đi học. Đáp lại tình thương và sự hy sinh của cha mẹ, hai người con của ông Vinh đều chăm ngoan học giỏi. Hiện nay các con ông Vinh đã tốt nghiệp ra trường và có việc làm ổn định, vợ ông thì học may do Trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức từ đó có nghề nghiệp ổn định. Ông Vinh hiện đang làm nhân viên bảo vệ cho Trường THCS Huyền Hội với thu nhập ổn định. 

Hay hộ ông Nguyễn Văn Chăm, ấp Long An, xã Nhị Long, sau khi được học tập ở Trung tâm học tập cộng đồng về kỹ thuật trồng cây có múi, ông đã mạnh dạn chuyển đổi 0,6ha đất nông nghiệp sang trồng bưởi da xanh và quýt đường. Hiện vườn cây ăn trái của ông Chăm cho thu nhập trên 180 triệu đồng/vụ, trừ chi phí còn lãi hơn 80 triệu đồng. Để đạt năng suất cao, ông Chăm thường xuyên nghiên cứu sách báo, kỹ thuật trồng cây có múi trên internet… sau đó ứng dụng vào sản xuất của gia đình. Hiệu quả từ mô hình kinh tế, ông Chăm có điều kiện lo cho hai người con ăn học. Hiện các con ông vừa tốt nghiệp đại học tìm được việc làm ở Thành phố Hồ Chí Minh. 

Ngoài việc chăm lo cho con em trong gia đình học tập, các hộ gia đình trong huyện còn biết tiết kiệm để tham gia đóng góp vào phong trào nuôi heo đất khuyến học ở địa phương trên 1,4 tỷ đồng. Từ mô hình gia đình học tập, các hộ trong thân tộc còn đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng chăm lo cho con cháu đến trường. Từ đó, trong dòng họ không có trẻ em bỏ học giữa chừng trong độ tuổi đến trường góp phần kéo giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng ở các bậc học (tiểu học giảm còn 0,3%, THCS giảm còn 1,26%, THPT giảm còn 1,75%). 

Phong trào người người học tập, nhà nhà học tập đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế ở địa phương cũng như góp phần xây dựng xã văn hóa nông thôn mới. Việc học tập suốt đời đã có sức lan tỏa đối với gia đình, dòng họ, cộng đồng qua kinh nghiệm thực tiễn và tiếp thu kiến thức khoa học - kỹ thuật, qua đó đã có nhiều ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Xây dựng xã hội học tập là quá trình tri thức hóa từng người dân, tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Để xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời cần phát huy các mô hình: gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập.

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

 

TIN CÙNG MỤC

Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Thúy Liễu

Điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 giảm so với năm học trước

Chiều ngày 28/6, Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh công bố điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026. Theo ghi nhận, điểm chuẩn của các trường đều giảm nhiều so với kỳ thi tuyển sinh năm học 2024 - 2025, nhiều trường giảm tới khoảng 10 điểm. Nguyên nhân do cách tính điểm thi năm nay không nhân hệ số như những năm trước.

  • Cán bộ Đoàn thanh niên tiêu biểu
  • Trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh đoạt giải Nhất hội thi tìm hiểu kiến thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
  • Trà Vinh: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế
  • Học sinh phấn khởi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.