07/11/2024 20:16
Theo Bảng xếp hạng này, Trường Đại học Duy Tân vẫn xếp thứ hạng cao nhất (hạng 127), tuy nhiên giảm 10 bậc so với năm ngoái. Tiếp theo là Đại học Quốc gia Hà Nội, xếp thứ 161 và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, xếp thứ 184. Trong top 200 còn có Trường Đại học Tôn Đức Thắng, xếp thứ 199.
Trong nhóm 300-500 có Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (hạng 333), Đại học Huế (348), Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (369), Đại học Bách khoa Hà Nội (388)…
So với năm ngoái, Trường Đại học Tôn Đức Thắng tụt hạng mạnh nhất - 61 bậc. Thăng tiến nhất là Trường Đại học Văn Lang và Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - tăng hơn 200 bậc.
Bốn vị trí dẫn đầu trong Bảng xếp hạng giữ nguyên so với năm ngoái, lần lượt là Đại học Bắc Kinh, Đại học Hong Kong, Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang.
Xét trong phạm vi khu vực, Trung Quốc dẫn đầu khi có số lượng trường đại học lọt vào top 10 nhiều nhất với 4 đại học, gồm Đại học Kinh Bắc (xếp thứ 1), Đại học Phúc Đán (xếp thứ 5), Đại học Thanh Hoa (xếp thứ 7), Đại học Chiết Giang (xếp thứ 8).
Singapore có 02 trường lọt vào top 10, gồm Đại học Quốc gia Singapore (xếp thứ 3) và Đại học Công nghệ Nanyang (xếp thứ 4).
Trong top 10 còn có một đại học của Hàn Quốc là Đại học Yonsei. Hàn Quốc cũng là quốc gia có 6 trường đại học nằm trong top 20 khu vực, nhiều nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bảng xếp hạng đại học châu Á của QS năm 2025 có 984 đại học đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các tiêu chí sử dụng để đánh giá bao gồm: Danh tiếng học thuật, danh tiếng nhà tuyển dụng, tỉ lệ giảng viên/sinh viên, mạng lưới nghiên cứu quốc tế; chỉ số trích dẫn trên bài báo, tính quốc tế... với tỉ lệ 5-30%, trong đó cao nhất là uy tín học thuật.
QS là một trong 3 tổ chức xếp hạng đại học nổi tiếng, bên cạnh Times Higher Education (THE) và Shanghai Academic Ranking of World Universities (ARWU).
Trong 02 ngày (05 và 06/12), Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thi tăng cường tuyên truyền phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy năm 2024.