19/10/2022 08:30
Đồng thời, các cấp Hội còn là cầu nối giữa người khuyết tật, trẻ mồ côi, nạn nhân chất độc da cam với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức nhân đạo trong việc giúp đỡ các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Trần Ngọc Trang (trái), Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Trà Vinh tặng quà cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn thị xã Duyên Hải. Ảnh: TL
Đồng chí Trần Ngọc Trang, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Trà Vinh cho biết: đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 09/09 Hội huyện, thị xã, thành phố, với 2.795 hội viên. Nhiệm kỳ qua, Hội đã có nhiều chuyển biến quan trọng trong đổi mới phương thức hoạt động bảo trợ người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, bệnh nhân nghèo và bảo vệ quyền trẻ em.
Cùng với việc quan tâm giải quyết những bức xúc, cấp thiết cho đối tượng, những công việc trọng tâm, chương trình trọng điểm, Hội chú ý đến việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả và bền vững. Một số địa phương tổ chức hiệu quả các chương trình tim, học bổng, hỗ trợ bệnh hiểm nghèo… các hoạt động của Hội đã góp phần vào chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội đối với người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, bệnh nhân nghèo và bảo vệ quyền trẻ em trong tỉnh.
Công tác vận động các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân ủng hộ nguồn lực xây dựng quỹ để tổ chức các hoạt động trợ giúp người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, người mù, bệnh nhân nghèo, trẻ mồ côi cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã tổ chức vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân, các chức sắc tôn giáo ủng hộ tiền và hiện vật quy thành tiền trên 75 tỷ đồng (đạt trên 300% so với chỉ tiêu Nghị quyết nhiệm kỳ đã đề ra là 25 tỷ đồng) bảo trợ cho 175.552 lượt đối tượng.
Qua đó, Hội tích cực phối hợp với các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hoạt động bảo trợ như: khám sàng lọc khuyết tật vận động, tim bẩm sinh; hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng; tặng xe lăn cho người khuyết tật, xe đạp cho trẻ mồ côi; tặng quà nhân dịp tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn; hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật...
Hội vận động 69.520 lượt tổ chức, cá nhân ủng hộ trên 6,8 tỷ đồng, 873 phần quà, trên 08 tấn gạo, 290 thùng mì thăm 193 bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo theo chương trình địa chỉ nhân đạo; đưa 1.121 người bị các bệnh liên quan về mắt đi phẫu thuật tại bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh trị giá trên 4,8 tỷ đồng; tặng quà cho 122.346 lượt người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, bệnh nhân nghèo, trẻ mồ côi, hộ khăn, trị giá trên 34,9 tỷ đồng;
Phối hợp với các đoàn y, bác sĩ, bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng cho 185 người khuyết tật vận động; phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh lập hồ sơ, phẫu thuật tim miễn phí cho 36 người; phối hợp với các đoàn y, bác sĩ, bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 12.600 lượt người tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tặng 758 xe lăn cho người khuyết tật, bệnh nhân nghèo và 89 xe lắc cho người khuyết tật bán vé số.
Ngoài ra, các cấp Hội còn vận động thực hiện công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh thông qua thực hiện các chương trình: nhà ở, nước sạch, cầu nông thôn, chương trình sinh kế, giảm nghèo… 05 năm qua, các cấp Hội đã vận động hỗ trợ xây mới, sửa chữa 214 nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin, bệnh nhân nghèo, trẻ mồ côi; tặng 461 bồn nhựa chứa nước, 13 giếng khoan; xây dựng 19 cây cầu nông thôn, tổng trị giá trên 11,4 tỷ đồng.
Nhiệm kỳ 2017 - 2022, đánh dấu sự chuyển hướng rõ nét trong công tác vận động trợ giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội. Hội đã vận động các tổ chức, cá nhân, các chức sắc tôn giáo hỗ trợ trên 600 suất học bổng, 400 xe đạp, các đồ dùng học tập, bảo hiểm y tế, quà cho học sinh, trẻ khuyết tật, mồ côi, trẻ em nghèo, tổng trị giá trên 4,7 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Hội tổ chức đưa 17 học sinh tham gia chung kết hội thi viết và vẽ tranh với chủ đề “Quyền trẻ em - Quyền của chúng mình” do Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam - Cơ quan thường trực phía Nam, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam và Hội Bảo vệ quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhân ngày Trẻ em thế giới 20/11 với chủ đề “Vì một Việt Nam xanh - sạch - đẹp cho mọi trẻ em”. Kết quả, vòng chung kết có 02 em đạt giải Nhì, 01 em đạt giải Ba và 01 em đạt giải Khuyến khích.
Đồng chí Trần Ngọc Trang (thứ hai từ phải sang) thăm, tặng quà gia đình bà Trương Thị Hương, Phường 2, thị xã Duyên Hải. Ảnh: TL
Theo đồng chí Trần Ngọc Trang, bảo trợ xã hội là chính sách thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với những đối tượng yếu thế, góp phần nâng cao đời sống người dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Thời gian tới, các cấp Hội tăng cường cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách với đối tượng này trên tất cả các lĩnh vực như hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Huy động và kết nối sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, của cộng đồng để hỗ trợ đối tượng tiếp cận các nguồn vốn; trợ giúp đối tượng về y tế, giáo dục, đi lại, sinh hoạt, nhà ở, vệ sinh, môi trường, học nghề, việc làm, sinh kế. Từ đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh hơn.
HỒNG NHUNG
Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Khmer chiếm hơn 31%. Thời gian qua Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm, thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nên đời sống của đồng bào dân tộc Khmer được nâng cao, trong đó, công tác vận động, tranh thủ vai trò người có uy tín được lực lượng công an các cấp thực hiện có hiêu quả, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.