• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Ba, ngày 01/07/2025
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Xã hội Đời sống xã hội

Những dấu ấn đột phá trong phát triển kinh tế

07/04/2022 06:39

“Với những thuận lợi và thời cơ, sau 30 năm Trà Vinh được tái lập, Cầu Ngang đã đạt được những thành tựu nổi bật. Đặc biệt, những năm gần đây, huyện có bước đột phá trong chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy lợi thế địa phương” - ông Nguyễn Văn Ngà, Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang nhận định.

 

 

Ông Nguyễn Văn Ngà. Ảnh: ĐÌNH CẢNH

Phóng viên: Xin ông cho biết, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Cầu Ngang thực hiện những giải pháp nào thúc đẩy kinh tế - xã hội?

Ông Nguyễn Văn Ngà: Là huyện ven biển, nằm vùng hạ lưu cửa Cung Hầu, diện tích tự nhiên 32.836ha, trong đó đất nông nghiệp 26.945ha, đất phi nông nghiệp 5.891ha và là huyện vùng đồng bằng, có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, với 02 mùa mưa nắng; địa hình chia cắt với hệ thống sông ngòi chằng chịt, có tính chất vừa phục vụ sản xuất, giao thông, vừa phát triển nuôi trồng thủy sản. Huyện có 15 xã, thị trấn với 97 ấp, khóm, với 36.052 hộ, dân số 121.254 người, trong đó đồng bào Khmer chiếm 34,76%.

30 năm qua, huyện gặp không ít khó khăn: kinh tế chậm phát triển, đất nông nghiệp hiệu quả thấp, đời sống Nhân dân không ổn định. Song với tinh thần đoàn kết, phát huy những thành quả đạt được, huyện tập trung các giải pháp trong chỉ đạo phát huy lợi thế địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần cùng tỉnh và cả nước đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó chú trọng ngành nuôi thủy sản kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ. Để nuôi thủy sản phát triển mạnh, huyện triển khai quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển nuôi các đối tượng thủy sản có giá trị theo hướng tập trung, thâm canh. Đồng thời áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, tạo sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển công nghiệp được xác định là bước đột phá để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, từ đó công tác kêu gọi đầu tư được quan tâm triển khai. Đến nay, huyện đã có cụm công nghiệp tại xã Hiệp Mỹ Tây; 4.351 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh với 9.559 lao động.

Tranh thủ các nguồn vốn tỉnh, Trung ương, huyện cơ bản phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, nhất là hạ tầng giao thông, viễn thông, điện, thương mại…; nhiều dự án lớn đầu tư và ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế chung của huyện.

Diện tích màu tăng do người dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng màu. Ảnh: ông Kim Sô Phan, công chức nông nghiệp xã Long Sơn (trái) khảo sát vùng thâm canh cây màu của nông dân ấp Huyền Đức. Ảnh: MN

 

Phóng viên: Những thành tựu nổi bật trong những năm gần đây đã tạo dấu ấn cho huyện đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội so với 30 năm trước (năm 1992)? Thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Ngà: Với thế mạnh về tài nguyên biển, đất đai,… huyện phát huy lợi thế so sánh và tiềm năng của địa phương, nắm bắt thời cơ, đề ra những chủ trương sát đúng, kịp thời, nhờ đó kinh tế của huyện không ngừng tăng trưởng, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân khoảng 12%/năm. Sản lượng lúa năm 1992 khoảng 45.000 tấn, đến năm 2021 tuy diện tích giảm do người dân thực hiện chuyển đổi sang trồng màu và nuôi thủy sản, nhưng sản lượng đạt hơn 150.000 tấn, tăng hơn 03 lần so năm 1992; diện tích và sản lượng màu tăng vượt bậc do ứng dụng hiệu quả khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,8%/năm, dịch vụ tăng 39,2 lần so với năm 1992. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị nông nghiệp từ trên 80% giảm xuống còn dưới 40%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 03% lên trên 32%, dịch vụ từ 17% tăng trên 28%; 100% xã có đường ô-tô đến trung tâm xã, 100% hộ dân có điện sinh hoạt, mạng lưới điện thoại, internet được lắp đặt, phủ sóng trên toàn huyện. Năm 2021, thu nhập bình quân đạt trên 55 triệu đồng/người/năm; tổng thu ngân sách đạt 1.082 tỷ đồng, tăng hơn 90 lần so với năm 1992; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển đạt trên 4.300 tỷ đồng.

Công tác giáo dục, văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư, đến nay 100% trường lớp xây dựng cơ bản, 13 trường đạt chuẩn quốc gia, đội ngũ giáo viên đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các chính sách an sinh xã hội, dân tộc, tôn giáo được quan tâm; 62,73% lao động được đào tạo so với tổng số lao động có việc làm; 100% xã, thị trấn có nhà văn hoá; 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; hệ thống truyền thanh phủ khắp trên địa bàn. Công tác quốc phòng - an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo, bộ máy chính quyền trên địa bàn được củng cố, kiện toàn; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 6,21% so với năm 1992 giảm hơn 30%...

Phóng viên: xin cảm ơn ông!

MỸ NHÂN (thực hiện)

Tin liên quan

Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Càng Long

05/04/2022 05:19

Xác định phát triển nông nghiệp là thế mạnh trong cơ cấu nền kinh tế của huyện, những năm qua UBND huyện Càng Long tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Phóng viên Báo Trà Vinh có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Nhủ, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Càng Long xung quanh vấn đề này.

TIN CÙNG MỤC

Xã An toàn khu Tân Sơn: Nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống của đồng bào Khmer

Người dân phấn khởi khi được hưởng chính sách xã An toàn khu

Trong 02 cuộc kháng chiến, huyện Càng Long trở thành căn cứ cách mạng, căn cứ hậu cần, căn cứ cơ quan chỉ đạo Quân khu 9, Trung ương cục miền Nam, Sài Gòn - Gia Định đóng trên địa bàn huyện Càng Long và các đơn vị địa phương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Càng Long, quân dân huyện Càng Long đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, góp phần vào thắng lợi chung trên chiến trường của tỉnh và của cả nước trong từng thời kỳ, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

  • 50 năm - ký ức còn đó, lý tưởng chưa từng phai
  • Mang tình yêu thương đến với người già neo đơn
  • Anh Kim Chnae Thi rất cần sự giúp đỡ từ cộng đồng
  • Đồng bào Khmer Cầu Kè ấm áp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.