08/01/2020 16:02
Có nhiều cách giải thích vì sao nơi đây có tên gọi là Làng Cù Lần; cách nào cũng thú vị, tuy nhiên mà dân làng kể vẫn là cách được lưu truyền lâu đời và rộng rãi nhất. Theo cách kể của dân làng: Ngày xưa rất xưa, có một chàng trai đồng bằng lên núi, vào rừng với ước mơ nhặt đá xây dựng một thiên đường giữa rừng để tặng cho người mình yêu. Có lẽ với ước mơ “nhặt đá vá trời” và cách làm khác người một cách khờ dạy ấy đã khiến người đời gọi chàng trai ấy là Thằng Cù Lần. Lời đồn về một Thằng Cù Lần nhặt đá xây thiên đường trên núi, ở giữa rừng sâu để tặng cho người mình yêu đã truyền đến tai người con gái mà Thằng Cù Lần đem lòng yêu quý. Cô gái bỏ phố lặn lội lên núi vào rừng. Choáng ngọp với vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên núi rừng hoang dã, cảm động trước tình yêu chân thành của Thằng Cù Lần. Cô gái ở lại giữa rừng sâu với Thằng Cù Lần. Họ đã mãi mãi không xây được thiên đường mơ ước; nhưng họ đã xây được một ngôi làng nhỏ bên bờ suối vắng giữa những đồi xanh, giữa rừng hoa dại. Từ đó người đời gọi tên là Làng Cù Lần.
TRẦN PHƯƠNG
Làng Cù Lần nằm giữa những đồi xanh.
Đường dẫn vào làng.
Muốn vào làng phải qua cầu treo - du khách sẽ cảm giác sự lung lắc.
Cổng làng.
Cây niêu được bố trí ở khu vực trống giữa làng - đây là nơi tập trung vui chơi, giải trí của dân làng.
Thanh niên Làng Cù Lần thường xuyên rèn luyện văn nghệ để giao lưu cùng du khách.
Du khách tận hưởng dòng nước mát ở Làng Cù Lần.
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, khi cả nước long trọng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chúng tôi có dịp gặp gỡ những nhân chứng sống, những đảng viên cao niên tuổi Đảng. Đó là ông Bùi Công Cảnh, Phạm Văn Bẹ, Huỳnh Công Bờ, tuy mỗi người một hoàn cảnh, một chặng đường riêng, nhưng cùng có điểm chung là sự trung kiên với Đảng, tận tụy với Nhân dân và niềm tin sắt son vào sự phát triển của quê hương sau ngày hòa bình lặp lại.