Cảnh báo về chiến dịch tấn công mạng của nhóm APT MirrorFace nhắm vào tổ chức tài chính, viện nghiên cứu và nhà sản xuất, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) khuyến nghị các đơn vị trong nước tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án ứng phó.
Trong hơn 7.200 hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước, đến tháng 6/2024, vẫn còn trên 3.100 hệ thống chưa triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được duyệt, tương đương 43,5%.
Chiến dịch "Nhận diện lừa đảo" do Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) và Meta phối hợp triển khai trong năm 2024, với mục đích chia sẻ các hình thức phòng tránh lừa đảo trực tuyến hữu ích tới cộng đồng người dùng mạng xã hội.
Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc kiểm tra, rà soát hệ thống thông tin có khả năng bị ảnh hưởng bởi chiến dịch tấn công mới, do nhóm APT "Mustang Panda" thực hiện nhằm vào Việt Nam.
Bằng cách giả danh nhân viên gìn giữ hòa bình cần nhờ người nhận hộ tiền gửi từ nước ngoài về Việt Nam, đối tượng lừa đảo đã lừa chiếm đoạt hơn 01 tỷ đồng của một phụ nữ ở Bình Phước.
Lỗ hổng bảo mật CVE-2024-24919 có mức độ ảnh hưởng cao, cho phép đối tượng tấn công có thể đọc nội dung tập tin bất kỳ trên sản phẩm tường lửa ‘Check Point Security Gateways’. Lỗ hổng này đang bị khai thác trong thực tế.
Trong quý I/2024, hệ thống giám sát của Viettel Cyber Security ghi nhận tăng đột biến các chiến dịch tấn công ransomware vào hạ tầng ảo hóa của tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam, với mức tăng tới 70% so với cùng kỳ.
Nhận định thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi, chuyên gia Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cũng lưu ý người dùng về một số thủ đoạn như lợi dụng hình thức khám bệnh từ xa để lừa chiếm đoạt tài sản người bệnh...
Theo Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông), việc các đối tượng sử dụng rộng rãi công nghệ Deepfake gần đây đã trở thành mối đe dọa đối với không gian mạng tại Việt Nam.
Từ sự việc 03 doanh nghiệp lớn bị tấn công mã hoá dữ liệu tống tiền (ransomware) liên tiếp xảy ra gần đây, hồi chuông về bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng thêm một lần nữa được gióng lên.
Cẩm nang sẽ là tài liệu hữu ích giúp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động phòng tránh và bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng của đơn vị trước các nguy cơ tấn công mạng tiềm ẩn.
Sổ tay hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) ban hành. Đây là cẩm nang hỗ trợ các đơn vị bảo vệ an toàn hệ thống thông tin trước các nguy cơ, rủi ro.
Cục An toàn thông tin đã đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp rà soát và triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý với 07 nhiệm vụ chính.
Thời gian gần đây xuất hiện hình thức lừa đảo mới đó là lợi dụng tâm lý hoang mang của những người vừa bị mất tiền do lừa đảo, các đối tượng đưa ra các “dịch vụ” hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa nhưng thực chất là chúng cố tình đưa nạn nhân “sập bẫy” thêm một lần nữa.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tháng 02/2024 có 862 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã được ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý. Con số này giảm 9,3% so với tháng 01/2024 và giảm 48,9% so với cùng kỳ tháng 02/2023.
Trong số 09 lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng tồn tại trong các sản phẩm Microsoft vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) cảnh báo, có 03 lỗ hổng đang bị khai thác thực tế.
Sau thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình lừa đảo trực tuyến tiếp tục diễn phức tạp, nhiều người dân bị “sập bẫy” trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của đối tượng lừa đảo.
Tấn công mạng vào các hệ thống thông tin quan trọng được dự báo gia tăng trong dịp Tết Giáp Thìn 2024. Vì thế, Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đề nghị các đơn vị chủ động bảo vệ an toàn hệ thống, chú trọng vào 07 bước.