20/08/2024 22:09
Ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp thực hiện trên bẫy côn trùng thông minh và số liệu được cập nhật liên tục (đêm 14/8 -15/8/2024 tại cánh đồng xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần).
Ông Trương Hòa Thuận, Giám đốc HTX nông nghiệp Phước Hảo cho biết: được sự hỗ trợ từ Công ty Cổ phần RYNAN Technologies Vietnam đã lắp bộ đo khí phát thải thử nghiệm trên cánh đồng, sử dụng công nghệ cảm biến để quét lượng khí metan phát thải trong buồng đo đặt trên mặt ruộng. Thiết bị sau đó sẽ tổng hợp dữ liệu và gửi về phần mềm trên điện thoại thông qua mạng di động, cứ 05 phút một lần.
Bên cạnh thiết bị đo phát thải khí nhà kính bằng công nghệ cảm biến (thử nghiệm) của Công ty Cổ phần RYNAN Technologies Vietnam; Viện Môi trường Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) còn triển khai việc sử dụng các ứng dụng công nghệ số để giám sát, theo dõi đo phát thải khí nhà kính tại 02 hợp tác xã theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây lúa. Việc triển khai các ứng dụng công nghệ số để quản lý, theo dõi trong sản xuất nông nghiệp đang được ngành nông nghiệp tập trung chuyển đổi mạnh, đặc biệt là hướng đến nhân rộng mô hình trong sản xuất lúa theo Đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngoài ra, trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đối với lúa, tại Trà Vinh còn lắp đặt 10 bẫy côn trùng thông minh/06 huyện vùng trọng điểm sản xuất lúa. Thông qua đó, các bẫy côn trùng có các chức năng tự động: đo cảm biến gió; nhiệt độ; quản lý, giám sát mật độ côn trùng vào bẫy (với việc phân tích 20 loài côn trùng) và tự động cập nhật về đơn vị quản lý, theo dõi của ngành chuyên môn.
Đồng chí Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh thông tin: ngoài lắp đặt thử nghiệm thiết bị đo của Công ty Cổ phần RYNAN Technologies Vietnam ở vụ lúa hè - thu; sau khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá và có ý kiến, nếu đạt các yêu cầu thông số kỹ thuật sẽ nhân rộng. Trước mắt, trong vụ lúa thu - đông năm 2024 sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích sản xuất lúa theo Đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trà Vinh sẽ triển khai trên địa bàn 06 huyện (50ha/điểm/huyện).
Cũng theo ông Trương Hòa Thuận, nông dân tự tin hơn trong canh tác nhờ vào hệ thống giám sát mực nước và đo lượng phát thải. Các thiết bị còn giúp nông dân làm quen với công nghệ và theo dõi tình trạng sinh trưởng của cây lúa để điều chỉnh lượng nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho phù hợp.
Bài, ảnh: HỮU HUỆ
Ưng dụng phần mềm eCDT VN trên điện thoại Smartphone để khai báo nguồn gốc khai thác thủy sản trước khi đưa phương tiện vào cập cảng bốc dỡ hàng hóa đang được Chi cục Thủy sản-Quản lý chất lượng (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh) tập trung quán triệt, triển khai đến chủ tàu/thuyền trưởng các phương tiện tàu cá. Qua đó, nhằm giúp các chủ tàu/thuyền trưởng khai thác, đánh bắt thủy sản kịp thời khai báo nguồn gốc khai thác thủy sản trước khi đưa phương tiện vào cập cảng bốc dỡ hàng hóa; đảm bảo theo quy định.