• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Ba, ngày 15/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Chính trị

Xuất bản bộ sách về địa danh, địa giới đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam

25/03/2025 15:53

Bộ sách “Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam” là một công trình khoa học đồ sộ được khảo cứu, biên soạn công phu, nghiêm túc, được tổng hợp từ hàng nghìn tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý phân chia các khu vực hành chính trên lãnh thổ nước Việt Nam và những thay đổi địa danh, địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước đến nay.

 

Bộ sách “Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam”

 

Thay đổi địa giới hành chính là quá trình điều chỉnh, sắp xếp, sửa đổi và cải cách các đơn vị hành chính trên toàn bộ lãnh thổ hoặc tại một khu vực nào đó của một quốc gia. Sự phát triển của quốc gia là một tiến trình liên tục, không ngừng nghỉ, đòi hỏi bộ máy hành chính ở các cấp độ khác nhau cũng phải được điều chỉnh, sắp xếp kịp thời, tương ứng với sự phát triển đó để thích hợp với thực tế lịch sử - xã hội mới.

Trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam, cùng với những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội thì những thay đổi về địa lý hành chính cũng rất phức tạp. Trong đó, số lượng các đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương và trực thuộc địa phương có sự thay đổi liên tục.

Việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp dưới các triều đại phong kiến như: châu, quận, đạo, lộ, phủ, thừa tuyên, dinh, tỉnh, huyện, giáp, hương, trấn, tổng, lý, xã,... tùy theo từng giai đoạn hay trong lịch sử cận, hiện đại là sự thay đổi từ xã, huyện, tỉnh diễn ra liên tục và biến đổi không ngừng. Ngay cả tên riêng của các đơn vị hành chính cũng thay đổi nhiều lần. Có những địa danh đã tồn tại từ rất lâu đời, phản ánh được giá trị lịch sử từ hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm phát triển của địa phương, từ đó cũng góp phần phản ánh lịch sử của cả đất nước.

Hiện nay ở nước ta chưa có nhiều công trình khoa học và các nhà khoa học chuyên sâu về lĩnh vực này, nhất là về mặt tư liệu thì những hồ sơ, tài liệu, văn bản ghi chép về địa danh, địa giới và những thay đổi của các đơn vị hành chính đang tản mạn, chưa được lưu giữ một cách khoa học và rất khó khăn trong việc khai thác. Chính vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về địa danh, địa giới hành chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, đồng thời cung cấp cho bạn đọc tư liệu có giá trị về đề tài này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Thành lập và thay đổi địa danh, địa giới, đơn vị hành chính trong lịch sử Việt Nam do nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ân biên soạn, gồm 2 tập: Tập I: Từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước đến tháng 4/1975 và tập II: Từ tháng 5/1975 đến nay.

Bộ sách là một công trình khoa học đồ sộ được khảo cứu, biên soạn công phu, nghiêm túc, được tổng hợp từ hàng nghìn tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý phân chia các khu vực hành chính trên lãnh thổ nước Việt Nam và những thay đổi địa danh, địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước đến nay.

Một trong những điểm sáng về giá trị của bộ sách ở chỗ tác giả đã dày công tìm kiếm nguồn tư liệu mới, nhất là những tư liệu nói về sự thay đổi địa danh, địa giới thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc mà từ trước đến nay chưa được khai thác và tổng hợp.

Đánh giá về giá trị của bộ sách, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho rằng, bộ sách là một công trình khoa học được biên soạn và khảo cứu đồ sộ, công phu, cung cấp những thông tin, kiến thức về tên gọi, lịch sử hình thành, phát triển, thay đổi, chia tách, sáp nhập của các đơn vị hành chính Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại; là bộ sách công cụ tra cứu có giá trị, hữu ích, thuận tiện đối với các cơ quan, viện nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý địa giới hành chính, các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu về địa danh học; đặc biệt, đối với việc nghiên cứu, biên soạn địa chí và lịch sử quốc gia, địa phương.

Thông qua việc trình bày tư liệu một cách khách quan, khoa học, bộ sách giới thiệu đến bạn đọc quá trình phân chia, chia tách, sáp nhập các đơn vị hành chính nước ta từ thời các Vua Hùng dựng nước, thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ Cách mạng Tháng Tám lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thời kỳ từ sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất năm 1975 đến nay.

Với cách trình bày lôgíc, ngắn gọn, mang tính khái quát cao, bộ sách được xem là công cụ tra cứu hữu ích, "bách khoa thư" đối với các nhà khoa học, các địa phương trong việc nghiên cứu, biên soạn địa chí và lịch sử địa phương tỉnh, huyện, xã, đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo chính trị, quản lý hành chính, quản lý kinh tế, xã hội; đối với các nhà Việt Nam học; các nhà đầu tư và độc giả muốn tìm hiểu về các vùng, miền, địa phương ở Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh các tỉnh, thành phố ở Việt Nam đang được xem xét sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ sách cũng đồng thời là một nguồn tư liệu quý giúp lưu giữ thông tin về các địa danh cũ, không làm mất giá trị lịch sử khi sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều địa danh cũ có thể bị thay đổi hoặc biến mất và là nguồn tài liệu tham khảo không thể bỏ qua, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quá trình hình thành và phát triển của các đơn vị hành chính trên dải đất hình chữ S.

Với những giá trị to lớn mang lại, bộ sách sẽ là công cụ tra cứu hữu ích, bộ "cẩm nang" đối với các nhà khoa học, các địa phương trong việc nghiên cứu, biên soạn địa chỉ tỉnh, huyện, xã và lịch sử địa phương, đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo chính trị, quản lý hành chính, quản lý kính tế, xã hội; đối với các nhà đầu tư và độc giả muốn tìm hiểu về các vùng, miền, địa phương ở Việt Nam.

Theo baochinhphu.vn

TIN CÙNG MỤC

Danh sách Bí thư Đảng ủy 124 xã, phường tỉnh Vĩnh Long

Danh sách Chủ tịch 124 xã, phường tỉnh Vĩnh Long

Sáng 30/6, tỉnh Vĩnh Long chính thức thành lập trên cơ sở sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Bến Tre. Tỉnh Vĩnh Long (mới) có diện tích tự nhiên là 6.296,20km2, dân số là 4.257.581 người; có 124 đơn vị hành chính cấp xã, phường.

  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí
  • Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và thông điệp gửi Nhân dân cả nước
  • Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
  • Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.