• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Ba, ngày 15/07/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Chính trị

Việt Nam đề xuất Chương trình hành động thúc đẩy nông nghiệp bền vững

22/01/2025 05:17

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp có xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường, việc phát triển nông nghiệp bền vững là rất cấp thiết và cần thúc đẩy trên toàn cầu.

 

Đây là nội dung tại phiên thảo luận chủ đề 1 “Hợp tác giữa các nước Pháp ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững” trong chương trình Diễn đàn Nghị viện về Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra tại Cần Thơ.

Phiên thảo luận chủ đề 1 “Hợp tác giữa các nước Pháp ngữ trong nông nghiệp bền vững” trong chương trình Diễn đàn Nghị viện về Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Là đất nước phát triển từ nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hình thức thiên tai cực đoan, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nông dân.

Vượt lên những khó khăn, thách thức từ thiên tai, thị trường, biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp Việt Nam vừa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, vừa hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Việt Nam luôn chú trọng định hướng chính sách và triển khai thực hành nông nghiệp bền vững, giảm phát thải bảo vệ môi trường.

Bằng những hành động cụ thể, năm 2024 ngành nông nghiệp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 3,3%, xuất khẩu nông sản đến 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 62,5 tỷ USD và thặng dư thương mại toàn ngành đạt 17,9 tỷ USD, tăng 46,8% so với năm 2023 và chiếm đến 71,6% xuất siêu cả nước.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan.

 

Trong bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam đang có xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường, việc phát triển nông nghiệp bền vững là rất cấp thiết.

Đặc biệt, đối với ngành hàng lúa gạo, Việt Nam đã xây dựng Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến 2030. Đề án tập trung hỗ trợ người sản xuất lúa thay đổi tập quán sản xuất, từ tập quán sản xuất truyền thống sang quy trình canh tác mới. Quy trình này sẽ giảm chi phí đầu vào (giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học, nước, công lao động, thất thoát sau thu hoạch, khí hiệu ứng nhà kính) và quản lý chất thải nông nghiệp.

Với nhiều thế mạnh và kinh nghiệm hiện có, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam có thể chia sẻ với các nước châu Phi và các quốc gia đang phát triển khác về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hệ thống thủy lợi, tưới tiêu...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và các đại biểu dự phiên thảo luận.

 

Thông qua diễn đàn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn cộng đồng Pháp ngữ cùng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực phát triển nông nghiệp để cùng giải quyết các thách thức của toàn cầu như câu nói “Một mình, chúng ta đi nhanh. Nhưng cùng nhau, chúng ta đi xa”.

Để tạo nên một cộng đồng đoàn kết, vững mạnh và chung tay giải quyết các vấn đề thách thức toàn cầu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề xuất 4 chương trình hành động.

Thứ nhất, khuyến khích tất cả các thành viên Pháp ngữ, các đối tác phát triển, tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân liên quan, tăng cường hợp tác trong việc xây dựng và thực hiện dự án và chương trình hỗ trợ nông nghiệp bền vững.

Thứ hai, kêu gọi các tổ chức quốc tế, khu vực, các thiết chế tài chính quốc tế, các nước phát triển tăng cường cung cấp tài chính, nguồn lực nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực và chuyển đổi hệ thống nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, phấn đấu vì một nền nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu thông qua việc áp dụng các công nghệ canh tác phù hợp và các thực hành quản lý nguồn tài nguyên bền vững.

Thứ tư, thúc đẩy các thực hành canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhằm nâng cao khả năng thích ứng và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; khuyến khích các quốc gia thành viên Pháp ngữ sử dụng công nghệ tiên tiến phát thải thấp và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện khả năng chống chịu thích ứng biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cam kết, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; huy động chuyên gia tư vấn chính sách, quy hoạch phát triển nông nghiệp; thiết kế và quản lý dự án cho các chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp.

Theo quochoi.vn

https://quochoi.vn/tintuc/Pages/hoi-nghi-BCH-apf-dien-dan-nghi-vien-hop-tac-phap-ngu.aspx?ItemID=92344
TIN CÙNG MỤC

Danh sách Bí thư Đảng ủy 124 xã, phường tỉnh Vĩnh Long

Danh sách Chủ tịch 124 xã, phường tỉnh Vĩnh Long

Sáng 30/6, tỉnh Vĩnh Long chính thức thành lập trên cơ sở sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Bến Tre. Tỉnh Vĩnh Long (mới) có diện tích tự nhiên là 6.296,20km2, dân số là 4.257.581 người; có 124 đơn vị hành chính cấp xã, phường.

  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí
  • Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và thông điệp gửi Nhân dân cả nước
  • Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
  • Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long
Tin Nổi Bật

Lời chia tay!

Trao quyết định về sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đơn vị hành chính xã, phường

TRÀ VINH - Hào khí lịch sử, khát vọng vươn xa

Thành phố Trà Vinh - những hình ảnh từ góc nhìn trên cao

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long mới gồm 83 đồng chí

Đồng chí Ngô Chí Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long

Long trọng Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập tỉnh Vĩnh Long

Trực tiếp lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.