23/05/2023 05:56
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng BCĐ xây dựng Đề án “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế.
Theo Quyết định, Trưởng BCĐ là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Các Phó trưởng ban gồm: Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ - Phó trưởng ban Thường trực, phụ trách tổng kết thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng. Đồng chí Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ - Phó trưởng ban, phụ trách tổng kết việc thực hiện trong lĩnh vực kinh tế. Đồng chí Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ - Phó trưởng ban, phụ trách tổng kết việc thực hiện trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo.
Các Ủy viên thường trực gồm: Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách Cơ quan Thường trực của BCĐ, kiêm nhiệm việc điều phối, phối hợp việc tổng kết thực hiện trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng. Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương điều phối, phối hợp việc tổng kết thực hiện trong lĩnh vực kinh tế. Đồng chí Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều phối, phối hợp việc tổng kết thực hiện trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo. Đồng chí Trần Văn Sơn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hỗ trợ công tác điều phối chung và các công việc khác do Trưởng BCĐ yêu cầu. Các Ủy viên BCĐ là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan.
Quyết định nêu rõ, trong trường hợp cần thiết, Trưởng BCĐ có văn bản đề nghị các cơ quan, địa phương không phải thành viên của BCĐ cử đại diện tham gia các hoạt động của Ban; phối hợp, đóng góp vào việc xây dựng Đề án.
BCĐ có Tổ biên tập liên ngành là cơ quan giúp việc, gồm thành viên là cán bộ của các Bộ: Ngoại giao, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; các Ban: Đối ngoại Trung ương, Kinh tế Trung ương, Tuyên giáo Trung ương; Văn phòng Chính phủ và các cơ quan: Ủy ban Dân tộc, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng BCĐ cũng đã ký Quyết định số 33/QĐ-BCĐTKHNQT ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ.
Theo đó, BCĐ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban; làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể thảo luận, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện. Các Ủy viên BCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có trách nhiệm phối hợp với các thành viên khác trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban; đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng ban trong thực hiện nhiệm vụ được phân công.
BCĐ hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định Quy chế này và chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban. Các nội dung hoạt động quan trọng của BCĐ được quyết định tại phiên họp thường kỳ hoặc đột xuất dưới sự chủ trì của Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban khi được Trưởng ban ủy quyền. Trong trường hợp không tổ chức được cuộc họp, có thể thông báo và lấy ý kiến các Ủy viên bằng văn bản. Đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm hoặc phát sinh vượt thẩm quyền, BCĐ trình xin ý kiến Bộ Chính trị.
Nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ: Có nhiệm vụ tổ chức tổng kết, xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và các văn bản có liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22.
Bên cạnh đó, tổ chức hội nghị, hội thảo; khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết tại một số bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nếu cần thiết; xây dựng dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị về kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 và các văn bản khác có liên quan.
Bộ Ngoại giao - cơ quan Thường trực của BCĐ thành lập Tổ Biên tập có nhiệm vụ tham mưu, giúp BCĐ triển khai thực hiện các nhiệm vụ và là đầu mối phối hợp giữa các đơn vị, cá nhân; giúp các Ủy viên đôn đốc, tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin và triển khai các nhiệm vụ bảo đảm kịp thời, đúng tiến độ.
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án Tổng kết Nghị quyết 22.
Theo baochinhphu.vn
1. Trong hơn 94 năm lãnh đạo Cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền để đưa dân tộc tiếp tục tiến lên đang đặt ra cấp bách.