• Tiếng Việt
  • ភាសាខ្មែរ
Thứ Ba, ngày 20/05/2025
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
Báo Trà Vinh
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm

Trang chủ Chính trị

Hành trình cách mạng của Bác Hồ ở Thái Lan

20/05/2025 07:48

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại KhoKaen, Thái Lan tổ chức xuất bản cuốn sách “Bác Hồ ở Thái Lan” dưới hình thức song ngữ Việt – Thái với mục đích phi thương mại.

 

 

Cuốn sách "Bác Hồ ở Thái Lan" được xuất bản nhân kỉ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen, Thái Lan tổ chức xuất bản dưới hình thức song ngữ Việt - Thái với mục đích phi thương mại, góp phần lan tỏa giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc từ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người.

Cuốn sách "Bác Hồ ở Thái Lan" của tác giả Hà Lam Danh là nguồn tư liệu lịch sử chân thực về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ ở Thái Lan từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929 đã được xuất bản rộng rãi.

Xuất phát từ tình cảm kính yêu Bác Hồ, nhóm dịch giả do Tiến sĩ Soonthorn Phannarattana và nhà giáo Lê Quốc Vi (tên Thái Lan: Thawee Rungrotkajonkul) đã dịch cuốn sách này sang tiếng Thái với mong muốn gìn giữ và lan tỏa ngôn ngữ, văn hóa Việt – Thái trong cộng đồng người Việt ở Thái Lan cũng như  để bạn bè Thái Lan hiểu hơn về Bác Hồ kính yêu.

Quãng đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Lan tuy ngắn nhưng là một giai đoạn tiền đề vô cùng quan trọng trong việc xây dựng cơ sở chính trị, củng cố lực lượng, và truyền bá tư tưởng cách mạng để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Các chuyện trong sách đã phản ánh một cách chân thực sinh động hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Việt Nam với bí danh Thầu Chín ở Thái Lan. Từ Udon, Phichit, Sakon, Nakhon….

Bất cứ ở đâu, người luôn sống bình dị, hòa đồng với mọi người trong sinh hoạt và lao động không nề hà bất cứ việc gì dù vất vả nặng nhọc: “Cùng lao động với anh em, ban ngày thì Bác làm suổn, ban đêm thì thường đi chơm cá đến khuya mới về” (Chuyện giả mà thật); “Khi mới đến, Thầu Chín cùng mọi người đào giếng và đào gốc cây (lúc này “Hội hợp tác” đang vỡ đất hoang làm vườn).

Gần tháng sau, khi xin được giấy phép của Chính phủ Xiêm, kiều bào xây dựng nhà trường. Thầu Chín cũng tham gia gánh gạch” (Thầu Chín ở Xiêm); “Tôi cũng như anh em, sao lại được cái đặc ân trút gánh nặng cho anh em? Thế là anh Chín cũng tự gánh lên vai mình hai cái thùng có nắp đậy trong đựng hơn mười ki lô gạo, một ít muối để ăn đường và các thứ quần áo, đồ dùng hàng ngày” (Con người và con đường).

 

Ở Người, đó là tinh thần vượt khó vươn lên dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào. Chính vì vậy mà Người luôn được mọi người cảm phục: “Đi suốt mấy ngày đường, một hôm lúc ngồi nghỉ, anh em mới để ý thấy hai bàn chân của anh Chín bị rộp phồng nhiều chỗ như những quả nhót chín mọng, có chỗ đã loét, tứa máu… Nhưng anh Chín vẫn lặng thing không một tiếng xít xoa, thản nhiên như không có việc gì xảy ra… Anh Chín rất cảm động trước sự quan tâm của anh em, nhưng anh lại nói: - Thiên hạ vô nan sự, nhân tâm tự bất kiên! Mặc kệ nó, cứ đi tới rồi sẽ thành dạn. Con người ta ở đời phải bấm chí rèn luyện thì mới dày dạn được. Sau chuyến đi bộ này, đôi chân anh Chín dẻo dai ít ai bì… Nhiều anh em không đi theo kịp anh Chín. Có lần anh Chín đi bộ từ U-don sang Xa-vang những hơn 70 km, mà chỉ hết có một ngày đã thấu” (Con người và con đường).

Nơi nào người đi qua đều để lại những tình cảm quý mến và dấu ấn khó phai của người dân nơi ấy: “Từ khi có Thầu Chín đến, nhà cửa anh em “Hội hợp tác”, trừ những ngày có sinh hoạt nội bộ không kể, còn thì đêm nào cũng chật ních những người. Họ rất thích nghe Thầu Chín nói chuyện vì Thầu Chín nói chuyện rất hấp dẫn… Người ta thấy ở ông có cái gì đáng tôn kính nhưng đồng thời dễ thân mật” (Thầu Chín ở Xiêm). 

Trong thời trong hành trình cách mạng trên đất Thái Lan, Bác Hồ luôn phải đối mặt với sự truy lùng gắt gao của mật thám Pháp nhưng nhờ có sự che chở của kiều bào và nhân dân bản địa, Bác đã vượt qua mọi hiểm nguy để tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến ngày thắng lợi: “Tôi cũng biết giữ ý: công việc nào không thuộc phạm vi của mình thì không nên tò mò. Nhưng trường hợp anh Chín đến Bản Đông công tác một thời gian lâu, muốn bảo vệ tốt anh Chín dễ dàng hoạt động thì không thể để anh “khoác áo một nhà buôn được” (Con người và con đường).

Những hoạt động của Bác đã giúp cuộc sống của kiều bào ngày càng tốt hơn: “Từ ngày Bản Đông có anh Chín về, mỗi người ở đây đều thấy mình hiểu rộng thêm và càng tin tưởng con đường đi có hướng, có đích của mình” (Con người và con đường); “Ở đâu có Việt kiều là tổ chức trường học cho trẻ em. Ở đâu có trường học là nơi  đó cha mẹ tụ họp để nghe đọc báo và bàn bạc công việc. Trẻ em không ngỗ nghịch nữa, nạn mù chữ dần dần thanh toán hết. Nói tóm lại có sự thay đổi lớn trong Việt kiều ở Xiêm” (Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch).

Dù thời gian đã xa, nhưng hình ảnh Bác Hồ vẫn luôn in đậm trong lòng kiều bào và người dân Thái Lan. Hiện nay, rất nhiều bà con vẫn kể cho các thế hệ sau nghe những câu chuyện về Bác Hồ, gửi gắm bao yêu thương và tự hào, như một truyền thuyết Việt Nam. Rất nhiều di tích của Bác Hồ  ở Thái Lan đang  được bảo tồn và phát triển nhờ sự góp sức của chính quyền và cộng đồng địa phương, kiều bào Việt Nam như: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bản Noỏng Ôn (tỉnh Udon Thani); Khu di tích tại Bản Đông (tỉnh Phichit); Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Nachok (Bản Mạy), tỉnh Nakhon Phanom là minh chứng sinh động cho tình cảm và sự tự hào của cộng đồng.

Theo baotintuc.vn

  • 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Thái Lan
TIN CÙNG MỤC

Tổng kết Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”

Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh gặp gỡ chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo

Sáng ngày 20/5, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị gặp gỡ chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh năm 2025. Đồng chí Lê Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

  • Tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát giữa các cấp tòa án - đề xuất hoàn thiện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
  • Trao giải thưởng văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo Bác Hồ
  • LĐLĐ tỉnh tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • “Dân vận khéo” thì việc gì cũng thành công - Bài 1
Tin Nổi Bật

Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh gặp gỡ chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo

Đảng bộ Phòng Tham mưu Đại hội đảng viên lần thứ XII (nhiệm kỳ 2025 - 2030)

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải

Trà Cú nỗ lực phát triển trong giai đoạn mới

LĐLĐ tỉnh tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Sinh hoạt chính trị kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hành trình cách mạng của Bác Hồ ở Thái Lan

Hồ Chí Minh mạch nguồn và ánh sáng

  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao
  • An ninh - Quốc phòng
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Quốc tế
  • Thông Tin - Dịch Vụ - Việc Làm
  • Cơ quan chủ quản: TỈNH ỦY TRÀ VINH
  • Tổng Biên tập: TRẦN VĂN PHƯƠNG,
  • Phó Tổng biên tập: SƠN HÙNG
  • Tòa soạn: Số 17 Lê Lợi, Phường 1, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
  • Điện thoại: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Email: phongbandocbtv@gmail.com
  • © 2020 Bản quyền thuộc về Báo Trà Vinh
  • Liên hệ quảng cáo: 02943.852549;  Fax: 02943.852638
  • Giấy phép số 454/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 20/7/2021.
  • Chỉ được sao chép, phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của Báo.