30/03/2021 07:46
Huỳnh Văn Nghĩa: Quân ngũ dạy tôi giờ nào việc nấy
![]() |
|
Anh Huỳnh Văn Nghĩa. |
Năm 2004, thanh niên Huỳnh Văn Nghĩa, ấp Huyền Đức, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang nhập ngũ và được phân công phục vụ tại Tiểu đoàn 501, Trung đoàn 926. Sau 03 năm phục vụ tại ngũ anh trở về địa phương và được biên chế vào lực lượng DBĐV. Những tháng ngày quân ngũ đã để lại trong anh nhiều kỷ niệm đẹp, nhất là những ngày thao trường đẫm mồ hôi, tình đồng đội gắn bó, những cuộc hành quân vất vả và những lúc vui chơi giải trí, thể dục thể thao sôi nổi. Môi trường quân đội đã rèn luyện cho Huỳnh Văn Nghĩa trở thành một thanh niên cường tráng, một tác phong nhanh nhẹn, sắp xếp thời gian hợp lý, giờ nào việc nấy, chính những phẩm chất đó đã trở thành thói quen trong nếp sống của Huỳnh Văn Nghĩa. Huỳnh Văn Nghĩa là Thượng úy, Phó Đại đội trưởng dự bị, Đại đội Cối 82mm, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 926, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Khi xuất ngũ trở về địa phương, Nghĩa bắt đầu tham công tác tại địa phương với vai trò công an viên, sau đó, anh được chính quyền địa phương và Nhân dân tin tưởng bầu vào vị trí Trưởng ban Ban Nhân dân ấp Huyền Đức, xã Long Sơn.
Với vai trò cán bộ DBĐV, anh luôn tham gia đầy đủ những đợt tập trung huấn luyện, diễn tập khi có lệnh, tham gia những đợt tập huấn, sinh hoạt chính trị của đơn vị, phối hợp với cơ quan quân sự cấp trên nắm, quản lý cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị mình phụ trách. Đối với vai trò Trưởng Ban Nhân dân ấp, anh luôn phát huy tốt vai trò cầu nối, tập hợp, đoàn kết Nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.
Năm 2020, ấp Huyền Đức được công nhận ấp văn hóa - NTM. Bản thân Nghĩa luôn xác định “việc nước trước việc nhà” nên anh luôn sắp xếp, ưu tiên hoàn thành công việc của một cán bộ DBĐV và người đứng đầu công tác chính quyền của ấp đến công việc xây dựng, phát triển cuộc sống gia đình. Hiện tại anh Nghĩa đang canh tác 0,8ha đất trồng một vụ lúa, hai vụ màu , nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nên năng xuất phát triển đảm bảo. Không chỉ trồng lúa, trồng màu, anh còn tận dụng rơm rạ trong sản xuất lúa và đầu tư diện tích trồng cỏ nuôi bò sinh sản (hiện gia đình có 07 con bò). Nhờ vậy, kinh tế gia đình anh luôn ổn định.
Nguyễn Chí Dũng - Giữ tác phong nhanh nhẹn của người lính
![]() |
|
Anh Nguyễn Chí Dũng. |
ăm 2001, thanh niên Nguyễn Chí Dũng, ấp Ô Răng, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang nhập ngũ. Năm 2003, Nguyễn Văn Dũng xuất ngũ trở về địa phương và đăng ký vào lực lượng DBĐV huyện. Thời gian mới xuất ngũ Dũng chọn học nghề điện dân dụng và tìm được việc làm. Công việc đòi hỏi phải thường xuyên duy chuyển nhiều nơi, sau nhiều lần đắn đo Dũng quyết định “cắm sào” ngay chính trên quê hương mình bằng nghề làm cửa sắt. Công việc ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều người biết đến, cộng với tay nghề và kinh nghiệm sản xuất, lắp ráp của anh còn non trẻ. Không nản lòng, anh vừa làm vừa tìm tòi, học hỏi, nâng cao tay nghề, tích lỹ kinh nghiệm và giữ được chữ tín với khách hàng nên dần về sau cơ sở của anh được nhiều khách hàng biết đến, công việc làm ăn ngày càng thuận lợi. Vào những lúc cao điểm, anh nhận thêm từ 03 đến 04 thợ phụ, các thợ phụ được Dũng trau dồi, nâng cao tay nghề. Tuy bận rộn với công việc ở cơ sở cửa sắt nhưng Dũng vẫn tranh thủ thời gian tăng gia sản xuất, anh nuôi được 05 con bò sinh sản, hiện đàn bò đang phát triển tốt. Để hoàn thành công việc vốn bận rộn với thời gian, Dũng thường bắt đầu ngày mới vào lúc 04 giờ sáng, đây là một thói quen được hình thành từ trong quân ngũ. Sau khi hoàn tất công việc vệ sinh chuồng trại, chuẩn bị thức ăn cho đàn bò Dũng mới bắt đầu công việc tại cơ sở cửa sắt.
Nhờ tác phong nhanh nhẹn, tranh thủ thời gian và hăng say lao động sản xuất, với nguồn vốn tích lũy Dũng đầu tư xây cất được căn nhà cơ bản, ấm cúm cho gia đình, vợ chồng an tâm với công việc, thu nhập ổn định nuôi con ăn học..
Bài, ảnh: THANH NHÃ
Cấp ủy, Ban lãnh đạo Phòng An ninh chính trị nội bộ đã hạ quyết tâm, quán triệt toàn thể đảng viên, cán bộ, chiến sĩ đảm bảo “suy nghĩ phải chín”, “tư tưởng phải thông”, “hành động phải quyết liệt” với tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” ...